Các động lực hụt hơi, mục tiêu tăng trưởng 8% có xa tầm với?
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Trong bối cảnh bất ổn chính sách thương mại gia tăng, Ngân hàng Thế giới trong đánh giá mới nhất đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam xuống 1 điểm phần trăm.
Dự kiến, Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 5,8% trong năm nay, thấp hơn đáng kể mức 6,8% mà tổ chức này từng dự báo vào hồi giữa tháng 3, trước khi những biến động thuế quan diễn ra.
Việt Nam sẽ phải chịu những rủi ro ngày càng tăng liên quan đến các nguồn lực từ bên ngoài, bao gồm những thách thức từ các thay đổi chính sách thương mại bất lợi, tăng trưởng toàn cầu chậm hơn dự kiến và bất ổn chính sách toàn cầu.
“Do đất nước phải chịu tác động của môi trường bên ngoài, những biến dạng mạnh hơn dự kiến trong chính sách thương mại có thể tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng”, Ngân hàng Thế giới phân tích về Việt Nam trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương ngày 25/4.
Ngoài ra, tăng trưởng toàn cầu chậm hơn dự kiến cũng có thể làm giảm nhu cầu bên ngoài, ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư tư nhân, bao gồm cả FDI. Hơn nữa, sự bất ổn chính sách cao hơn dự kiến có thể gây sức ép lên đầu tư và tăng trưởng.
Không chỉ vậy, những bất ổn kinh tế bên ngoài gây ra rủi ro có thể dẫn đến mất việc làm trong số những người lao động không có kỹ năng và có thể gây nguy hiểm cho một số thành quả gần đây trong việc giảm nghèo.
Với các nguồn lực trong nước, Ngân hàng Thế giới đánh giá, các giao dịch bất động sản mặc dù vẫn còn hạn chế nhưng dự kiến sẽ phục hồi trong giai đoạn 2025 – 2026.
Lạm phát sẽ duy trì trong mục tiêu 4,5 – 5% do giá dầu và hàng hóa dự kiến sẽ tiếp tục giảm.
Tổ chức này khuyến nghị, các biện pháp chính sách nên tập trung vào việc mở rộng đầu tư công, giảm thiểu rủi ro của khu vực tài chính và cải cách cơ cấu.
Trong khi không gian can thiệp của chính sách tiền tệ vẫn còn hạn chế, chính sách tài khóa vẫn có thể hỗ trợ tăng trưởng, đặc biệt là thông qua đầu tư để thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng mới nổi.
Dựa trên các cải cách gần đây, chẳng hạn như sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, các bước tiếp theo để giảm thiểu rủi ro và lỗ hổng của khu vực tài chính vẫn rất quan trọng để thúc đẩy khả năng phục hồi và ổn định của khu vực tài chính.
Đẩy nhanh các cải cách cơ cấu để tăng cường môi trường quản lý trong các dịch vụ xương sống quan trọng (công nghệ thông tin và truyền thông, điện, giao thông), để xanh hóa nền kinh tế, xây dựng nguồn nhân lực và cải thiện môi trường kinh doanh cũng rất quan trọng để duy trì tăng trưởng dài hạn, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh.
Những rủi ro đối với Việt Nam cũng là những rủi ro mà nhiều nền kinh tế tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương phải đối mặt. Sự gia tăng bất ổn trên toàn cầu đang ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, kìm hãm đầu tư và tiêu dùng.
Các biện pháp hạn chế thương mại được dự báo sẽ tác động đến xuất khẩu của Đông Á – Thái Bình Dương, trong khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ làm suy giảm nhu cầu từ bên ngoài.
“Trong khi đối mặt với những bất định toàn cầu, các quốc gia Đông Á – Thái Bình Dương vẫn có cơ hội củng cố triển vọng kinh tế bằng cách nắm bắt và đầu tư vào công nghệ mới, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh thông qua các cải cách táo bạo, và đẩy mạnh hợp tác quốc tế”, bà Manuela V. Ferro, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết.
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm nay, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương triển khai nhiều nội dung, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Mục tiêu tăng trưởng trên 8% từ năm nay tạo áp lực buộc mỗi người và cả hệ thống phải nghĩ khác, làm khác thì mới đạt được, theo TS. Nguyễn Đình Cung.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.