Doanh nghiệp
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vừa được Vingroup tổ chức không chỉ là dịp để công bố những mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng – với doanh thu kỷ lục 300.000 tỷ đồng và lợi nhuận 10.000 tỷ đồng – mà còn là "sân khấu" để Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng chia sẻ khát vọng lớn lao đưa Việt Nam vươn tầm thế giới với một tương lai xanh, sạch và phát triển bền vững, cùng một Vingroup đặt “con người ở vị trí trung tâm”.
Từ cam kết “sửa xe trong 8 giờ” của VinFast cho đến những giá trị thiện nguyện của Quỹ Thiện Tâm dành cho người khuyết tật, từ việc thoái vốn ở mảng AI để ươm mầm cho các công nghệ tương lai đến loạt siêu dự án hạ tầng mang tầm vóc quốc gia — tất cả đều phản ánh triết lý “tận tâm phụng sự” mà Vingroup theo đuổi.
Doanh thu kỷ lục
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, Hội đồng quản trị Vingroup đã trình bày và nhận được sự đồng thuận từ cổ đông về kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng: đạt doanh thu thuần 300.000 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2024, và lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 90%.
Giải thích về mục tiêu táo bạo này, ông Vượng khẳng định: “Kế hoạch 2025 là một thách thức lớn, nhưng chúng tôi không chỉ hướng tới hoàn thành mà còn quyết tâm vượt xa kỳ vọng.”
Động lực chính cho sự đột phá đến từ thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, hứa hẹn đóng góp đáng kể vào doanh thu. Thêm nữa, VinFast được kỳ vọng tạo bước ngoặt với mục tiêu bán 200.000 xe tại Việt Nam trong năm 2025, đánh dấu mức tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước.
Bí quyết để hiện thực hóa tham vọng này, theo ông Vượng, nằm ở tinh thần không ngừng nghỉ của Vingroup: “làm việc ngày đêm, sáng tạo, quyết liệt, tìm mọi cách để đẩy mọi thứ đi lên. Không được thì đẩy xuôi, xuôi không được thì đẩy ngược - đó chính là tinh thần của Vingroup, là sự khác biệt lớn của chúng tôi".
Dịch vụ hậu mãi là lợi thế vượt trội
Là trọng tâm trong trụ cột công nghiệp – công nghệ của Vingroup, VinFast tiếp tục thu hút sự quan tâm của cổ đông về năng lực cạnh tranh với các hãng xe toàn cầu và hành trình mở rộng ra thị trường quốc tế.
Với mục tiêu bán hơn 200.000 xe tại Việt Nam, chiếm khoảng 40% thị phần trong nước, đồng thời đưa vào vận hành các nhà máy tại Ấn Độ và Indonesia từ năm 2025, nhiều cổ đông đặt câu hỏi: VinFast sẽ làm gì để đứng vững trước những đối thủ sừng sỏ về công nghệ và giá thành?

Đáp lại, Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng tái khẳng định ba lợi thế cốt lõi mà VinFast luôn theo đuổi: “Xe tốt, giá hợp lý và dịch vụ hậu mãi vượt trội” – những yếu tố từng được ông nhấn mạnh nhiều lần trước truyền thông.
Trong đó, dịch vụ hậu mãi được ông Vượng xem là điểm tạo nên sự khác biệt rõ rệt nhất. “Bất cứ xe nào sửa quá 8 tiếng, bộ phận hậu mãi phải báo cáo trực tiếp với tôi,” ông chia sẻ.
Mục tiêu “sửa xe trong 8 giờ” trở thành chuẩn mực mà VinFast tự đặt ra – điều mà không ít hãng xe điện lớn trên thế giới vẫn chưa làm được, khi khách hàng có thể phải chờ hàng tháng để được bảo trì, sửa chữa.
Ở thị trường quốc tế, VinFast không chỉ tập trung “cắm cờ” tại các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu để khẳng định chất lượng, mà còn nhắm đến các thị trường giàu tiềm năng như Ấn Độ, Indonesia, và Philippines.
Đặc biệt, ông Vượng nhấn mạnh việc là một hãng xe tới từ Việt Nam cũng là một lợi thế chính sách tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, nơi xe của một số quốc gia lớn bị hạn chế. Kết hợp với việc đầu tư mạnh vào hạ tầng trạm sạc – “yếu tố sống còn” theo lời ông – VinFast đang đặt nền móng để trở thành một thương hiệu xe điện toàn cầu.
Thoái vốn AI: vì nền công nghệ Việt Nam
Quyết định thoái vốn khỏi Vinbrain và VinAI, hai công ty công nghệ đầy tiềm năng, khiến nhiều cổ đông tỏ ra tiếc nuối, đặc biệt trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ và trở thành xu hướng phát triển toàn cầu.
Tuy nhiên, theo lý giải của ông Vượng, việc chuyển nhượng cho các tập đoàn công nghệ lớn như Nvidia và Qualcomm không đơn thuần là bài toán tài chính. Mục tiêu thực chất là mang lại lợi ích dài hạn cho ngành công nghệ Việt Nam.
“Chúng tôi yêu cầu họ phải đầu tư mạnh mẽ, mở trung tâm R&D tại Việt Nam, tuyển dụng và sử dụng người Việt,” ông Vượng nhấn mạnh mục tiêu, tầm nhìn dài hạn không chỉ "khư khư" giữ lại tài sản, mà là nuôi dưỡng giá trị để lan tỏa rộng hơn.
“Mục tiêu không phải nắm giữ tài sản, mà là tạo ra những hạt giống tốt, rồi chuyển giao để lan tỏa giá trị. Còn chuyện để bán thu về một vài trăm triệu USD không phải thứ Vingroup quan tâm”, vị tỷ phú chia sẻ tới cổ đông.
Phần lớn nguồn lực từ thương vụ này được chuyển vào một quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 150 triệu USD – nhằm hỗ trợ các startup công nghệ Việt Nam phát triển.
“Dự án nào tốt, có tiềm năng, chúng tôi sẵn sàng rót vốn. Quan trọng không phải họ thành công hay thất bại, mà là Việt Nam có một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo thực sự”, ông Vượng cho biết.
Tầm nhìn xanh, sạch, bền vững
Tại đại hội, ông Vượng cũng lần đầu tiên công bố chiến lược mở rộng sang hai lĩnh vực mới – hạ tầng và năng lượng – nhằm hiện thực hóa tầm nhìn ESG và đóng góp cho một Việt Nam phát triển bền vững.
Theo ông, ba lý do chính khiến Vingroup dồn lực vào mảng năng lượng tái tạo. Thứ nhất, làm điện xanh để xe điện thật sự xanh “từ đầu đến cuối”. Thứ hai, giải quyết bài toán thiếu điện, đảm bảo nguồn cung cho sự phát triển của ngành xe điện. Và thứ ba, là hưởng ứng lời kêu gọi của Nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế xanh.
Với kế hoạch phát triển 25,5 GW điện tái tạo và điện khí LNG đến năm 2030, cùng một dự án điện quy mô 4,8 GW đã được xúc tiến, Vingroup đang thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
“Là doanh nghiệp lớn, chúng tôi có trách nhiệm, và khi đã làm thì phải làm lớn,” ông Vượng khẳng định.
Ở lĩnh vực hạ tầng, Vingroup cũng đang xúc tiến nhiều dự án chiến lược như tuyến đường sắt tốc độ cao Phú Mỹ Hưng – Cần Giờ, Hà Nội – Quảng Ninh, hay hệ thống cảng biển. Những dự án này không chỉ giúp hoàn thiện mạng lưới kết nối mà còn mở ra dư địa phát triển mới cho nền kinh tế.
Đặc biệt, dự án Vinhomes Green Paradise tại Cần Giờ được xem là biểu tượng ESG tiêu biểu – một đô thị xanh, thông minh, hiện đại, phản ánh tầm nhìn dài hạn của Vingroup trong việc góp phần định hình diện mạo tương lai xanh, sạch, bền vững cho Việt Nam.
SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho 'đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia'
Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm tại Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.
Hoà Phát, Thaco, Vingroup cùng làm đường sắt, tàu điện ngầm ở TP. HCM
Chính phủ thúc đẩy đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông. Hòa Phát sản xuất đường ray, Thaco chế tạo toa tàu, Vingroup triển khai tàu điện ngầm kết nối TP. HCM với Cần Giờ.
UBND TP. Đà Nẵng và Vingroup hợp tác toàn diện về phát triển bền vững
UBND TP. Đà Nẵng và Tập đoàn Vingroup ngày 25/2 đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, hưởng ứng cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Chính phủ.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.