Malaysia rà soát thuế bán phá giá thép cán nguội của Việt Nam
Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) đã khởi xướng 2 vụ việc rà soát thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nguội của Việt Nam.
Vào mùa thu năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát, nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á, đã phải tạm dừng hoạt động 4 lò cao tại Việt Nam. Những nhà sản xuất thép sử dụng lò điện khác của Việt Nam cũng buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng.
“Chúng tôi nghĩ rằng, cuối cùng ngành thép cũng đã chạm đáy, tuy vậy mọi thứ vẫn còn tồi tệ,” một giám đốc điều hành ngành thép cho biết. "Chúng tôi khó có thể phục hồi, ít nhất là cho đến giữa năm 2023."
Tỷ lệ hoạt động tại các nhà sản xuất sử dụng lò điện ở miền Nam Việt Nam bắt đầu giảm vào khoảng tháng 9 năm 2022. Nhiều nhà máy trong số này được cho là đang hoạt động dưới 50% công suất và một số đã sa thải nhân viên.
Tổng doanh thu của ba nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam - Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen và Tập đoàn Nam Kim - đã giảm 25% trong quý từ tháng 7 đến tháng 9 so với một năm trước đó, do cả giá sản xuất và thép đều giảm.
Kể từ tháng 11, Hòa Phát đã tạm dừng khai thác gang lỏng từ hai trong số bốn lò đang hoạt động tại nhà máy thép hàng đầu Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi. Công ty cũng đã tạm dừng khai thác tại một lò cao ở phía bắc tỉnh Hải Dương.
Do đó, ba trong số bảy lò cao của nhà sản xuất này hiện đang ngừng sản xuất. Lò cao được thiết kế để chạy hết công suất suốt ngày đêm. Vì vậy khi phải tạm dừng hoạt động, lò có khả năng bị hỏng cao hơn. Cùng với đó, nếu muốn đưa một lò tạm ngừng hoạt động trở lại làm việc thường rất mất thời gian.
Bất chấp chi phí cắt giảm hoạt động rất lớn, Hòa Phát vẫn quyết định "cầm máu", một lãnh đạo công ty cho biết.
Do đó, sản lượng thép thô của công ty trong tháng 11 đã giảm 43% so với một năm trước đó xuống còn khoảng 380.000 tấn. Sản lượng trong 11 tháng đầu năm ngoái đã giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn khoảng 7 triệu tấn chủ yếu do sản lượng bị cắt giảm mạnh trong vài tháng qua.
Hòa Phát lỗ ròng 1.786 tỷ đồng (76 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9. Đây là lần báo lỗ đầu tiên của Công ty kể từ quý 4 năm 2008 do khủng hoảng tài chính châu Á.
Cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra sự bất cân bằng cung cầu trên thị trường thép Việt Nam vào mùa xuân năm 2022. Khi đó, mặc dù đã hoạt động hết công suất, các nhà sản xuất thép trong nước vẫn phải chật vật để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tuy vậy, mọi thứ đã thay đổi đáng kể khi Việt Nam thi hành nhiều động thái nhằm làm trong sạch thị trường trái phiếu và bất động sản trong năm 2022.
Tổng doanh thu của ba nhà sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam đã giảm 25% trong quý 3 so với một năm trước đó.
Thị trường bất động sản ở Trung Quốc, nơi tiêu thụ khoảng 60% sản lượng thép toàn cầu, cũng đang suy yếu. Trong bối cảnh dư thừa công suất ở Trung Quốc, các sản phẩm thép giảm giá của Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Điều này đã giáng thêm một đòn mạnh vào các nhà sản xuất thép Việt Nam hiện tại.
Việt Nam là nước sản xuất thép lớn nhất trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nhu cầu thép trong nước không cao đang gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế của đất nước nói chung.
Kết quả, giá các sản phẩm thép đã giảm. Vào cuối tháng 12, giá chào bán thép cuộn cán nóng, được sử dụng rộng rãi trong ô tô và thiết bị điện, vào khoảng 600 USD/tấn, giảm từ khoảng 950 USD vào mùa xuân năm 2022.
Mặt khác, giá nguyên vật liệu cho sản xuất thép như than luyện cốc cho lò cao, thép phế cho lò điện không giảm mạnh như giá thép. Điều này đang gây thêm căng thẳng cho các nhà sản xuất thép của Việt Nam.
Tuy vậy, với động thái dỡ bỏ các hạn chế chống dịch COVID-19 và kỳ vọng nhu cầu phục hồi ngày càng tăng, giá thép tại Trung Quốc đang bắt đầu phục hồi.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 12, VNDirect Securities, một công ty môi giới chứng khoán lớn của Việt Nam, đã chỉ ra một số "tín hiệu" cải thiện trong ngành thép, khi nhiều giám đốc điều hành trong ngành kêu gọi mở rộng tài khóa để đẩy nhanh các dự án công trình công.
Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) đã khởi xướng 2 vụ việc rà soát thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nguội của Việt Nam.
Bất chấp việc giá bán thép vẫn tiếp tục giảm trong tháng 10-11, biên lợi nhuận gộp của các công ty thép có thể sẽ phục hồi từ quý 4/2022 khi hầu hết hàng tồn kho giá cao đã được ghi nhận vào giá vốn hàng bán của quý trước đó.
Sau mức giảm sốc trong quý III, ngành thép được dự báo có thể phục hồi nhẹ vào quý IV. Tuy nhiên, xét về dài hạn, ngành thép trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ thép chậm lại.
Nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với thời điểm bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh đã ảnh hưởng lớn đến Hoà Phát.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.