Khánh thánh nhà máy nhựa tái chế hiện đại nhất Việt Nam
Vừa qua, nhà máy tái chế nhựa với công nghệ hiện đại “bottle to bottle” đến từ châu Âu, của Công ty CP Nhựa Tái chế Duy Tân chính thức được khánh thành tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Hơn 4 năm về trước, là một trong nhóm lãnh đạo Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) đi bôn ba khắp châu Âu để tìm kiếm công nghệ tái chế đạt chuẩn, ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành công ty, đã thực sự ấn tượng với tỷ lệ thu gom, tái chế chai nhựa lên đến 97% của quốc gia Bắc Âu Na Uy.
“Khi uống một chai nước khoáng tại Na Uy, rất có thể bạn đang sử dụng chai nước đã được tái chế lên đến trên dưới 50 lần”, ông Thạch cho biết.
Còn đối với ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững DTR, hệ thống đặt cọc – hoàn trả, tỷ lệ thu gom, tái chế vỏ bao bì đạt 97 – 98%, gần như khép kín được vòng lặp tuần hoàn là một trong những điều đáng nhớ nhất trong thời gian sinh sống tại Đức.
Kinh nghiệm từ các quốc gia châu Âu ấy cho thấy, một ngành công nghiệp tái chế hiện đại, tiên tiến, một nền kinh tế tuần hoàn vận hành nhuần nhuyễn, một vòng lặp khép kín cho vật liệu, bao bì không phải là điều không tưởng. Thế nhưng ở Việt Nam, tình trạng rác thải không được phân loại triệt để, không được xử lý đúng cách dẫn đến vừa gây ô nhiễm, vừa lãng phí nguồn vật liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất là một thực trạng gây nhức nhối.
Trách nhiệm của những doanh nhân có nhiều năm kinh nghiệm ngành nhựa, tấm lòng của những người con đất Việt là điều thôi thúc đội ngũ lãnh đạo DTR xây dựng nhà máy nhựa tái chế. Không phải tái chế manh mún, tự phát, gây ô nhiễm thứ cấp mà phải là một nhà máy nhựa tái chế quy mô lớn, cho ra sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và không gây hại tới môi trường.
Dựa trên định hướng đó, công nghệ tái chế “bottle to bottle” đến từ nước Áo đã được lựa chọn. Đúng như tên gọi, công nghệ này giúp tạo ra những hạt nhựa tái sinh chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn để sử dụng cho thực phẩm, tức là từ chai nhựa đã qua sử dụng, sau quá trình tái chế, có thể sản xuất ra chai nhựa mới với chất lượng tương đương.
Mặt khác, nhà máy của DTR được vận hành theo tiêu chí “zero waste”, đảm bảo không rác thải, không nước thải, không khí thải, thông qua thực hành các quy trình, công nghệ tái sử dụng nước, năng lượng trong quá trình vận hành sản xuất.
Tạo tác động lan tỏa
Khởi công từ năm 2019, nhà máy nhựa tái chế của DTR đã đi vào hoạt động với lượng phế liệu nhựa thu gom, tái chế được tính đến nay đã đạt 1,4 tỷ chai nhựa, tương đương với 14 nghìn tấn nhựa. Lượng nhựa tái sinh này được cung ứng cho nhiều doanh nghiệp lớn ngành hàng tiêu dùng nhanh trong nước và xuất khẩu sang 12 quốc gia, bao gồm những thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ, châu Âu.
Ông Thạch cho biết, công ty đặt mục tiêu vận hành giai đoạn 1 sẽ tái chế được 30 nghìn tấn nhựa mỗi năm, sau khi hoàn thành 3 giai đoạn sẽ đạt công suất 100 nghìn tấn nhựa mỗi năm.
Sở hữu dây chuyền công nghệ hiện đại, tái chế khối lượng phế liệu nhựa đó không phải là điều khó khăn. Thách thức đến từ việc làm thế nào để đảm bảo được lượng phế liệu đầu vào đảm bảo.
Nhà máy nhựa tái chế Duy Tân đặt mục tiêu vận hành giai đoạn 1 sẽ tái chế được 30 nghìn tấn nhựa mỗi năm, sau khi hoàn thành 3 giai đoạn sẽ đạt công suất 100 nghìn tấn nhựa mỗi năm.
Tái chế nhằm mục đích chấm dứt cuộc khủng hoảng chất thải rắn nên việc nhập khẩu phế liệu rõ ràng không phải lựa chọn của DTR. Thay vào đó, công ty thiết lập hệ thống thu gom phế liệu riêng, thông qua mô hình dựa vào các vùng nguyên liệu, liên kết với những vựa đồng nát, ve chai và công ty thu gom phế liệu.
Tính đến nay, từ miền Trung trở vào, DTR đã thiết lập được khoảng 100 trạm thu gom vệ tinh, hợp tác với hàng nghìn nhà cung cấp chiến lược để đảm bảo phế liệu đầu vào đủ cho công suất tái chế dự tính. Trong quá trình tổ chức thu gom, DTR cũng nhận được sự đồng hành của nhiều đối tác lớn như Coca Cola, Unilever, La Vie… để đảm bảo được phế liệu có chất lượng cao nhất, thuận tiện cho tái chế chất lượng cao.
Bên cạnh đảm bảo chất lượng phế liệu đầu vào, hoạt động thu gom của DTR tạo tác động lớn hỗ trợ các nhóm thu gom phế liệu, trong đó phần nhiều là lực lượng phi chính thức, bao gồm những người đồng nát, ve chai, vựa thu gom, phân loại rác.
Đây cũng là một trong những lý do khiến ông Phạm Tấn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, đặt rất nhiều kỳ vọng vào sự hoạt động của nhà máy nhựa tái chế của DTR. Theo ông Hòa, nhà máy nhựa tái chế hiện đại đặt không chỉ tạo lực đẩy cho nền kinh tế xanh mà còn sẽ giải quyết nhiều việc làm, đảm bảo công bằng xã hội, phát triển bền vững cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường cho cả tỉnh Long An nói riêng và toàn quốc nói chung.
Cam kết sẽ cùng với các sở, ngành đồng hành, phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà máy tái chế nhựa của DTR hoạt động hiệu quả, ông Hòa cũng đề nghị địa phương và các sở, ngành liên quan tập trung triển khai phân loại rác thải tại nguồn một cách hiệu quả, đáp ứng tốt nhất nguồn nguyên liệu cho tái chế.
Cơ hội và sứ mệnh
Trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất và xem những sản phẩm làm từ hạt nhựa tái chế do DTR sản xuất, ông Nguyễn Vũ Luân, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn và kỹ thuật môi trường, nhận định, ngành tái chế nếu tạo ra sản phẩm đạt chất lượng như của DTR, nhựa tái sinh sẽ được sử dụng ngày càng nhiều, từ đó giảm thiểu rác thải nhựa và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn đang được Chính phủ cũng như Bộ Tài nguyên và môi trường hướng tới và công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) sắp được thực thi một cách bắt buộc.
Từ phía góc nhìn của nhà sản xuất nhựa, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cho biết, nền kinh tế tuần hoàn và ngành công nghiệp tái chế đang là chủ đề rất được quan tâm, được đưa ra bàn thảo tại nhiều hội nghị, tọa đàm, đối thoại chính sách.
Theo ông Lam, ngành công nghiệp tái chế đã tồn tại rất lâu, tuy nhiên vẫn luôn được hình dung là một ngành công nghiệp lạc hậu, thiếu bài bản, mất vệ sinh. Chính vì vậy, nhà máy nhựa tái chế của DTR được đầu tư bài bản cả về vốn, công nghệ lẫn con người, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất, sẽ trở thành người tiên phong trong ngành công nghiệp nhựa tái chế hiện đại, dẫn dắt những đơn vị, doanh nghiệp có chung nhận thức cùng tham gia vào.
Nhìn nhận những cơ hội lớn đến với ngành công nghiệp tái chế cũng như vai trò dẫn dắt sự lột xác, chuyển mình của ngành nhựa tái chế, đội ngũ lãnh đạo DTR cũng kỳ vọng nhận được sự ủng hộ từ các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng nhau chung tay giải quyết rác thải nhựa, đưa ngành công nghiệp nhựa tái chế Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực và quốc tế.
Vừa qua, nhà máy tái chế nhựa với công nghệ hiện đại “bottle to bottle” đến từ châu Âu, của Công ty CP Nhựa Tái chế Duy Tân chính thức được khánh thành tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được kỳ vọng sẽ tạo ra hỗ trợ cho các nhà tái chế đạt chuẩn về chất lượng cũng như đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động từ năm 1968, khi hầu như không có ai hiểu “tái chế để làm gì”, đến nay, tập đoàn Alba đã trở thành thương hiệu tái chế hàng đầu châu Âu. 55 năm sau đó, Alba đã bắt tay với VietCycle, doanh nghiệp Việt Nam tiên phong triển khai những giải pháp kinh tế tuần hoàn tạo ra đa giá trị, để xây dựng nhà máy tái chế nhựa đạt chuẩn trị giá hơn 50 triệu USD.
Đầu tư lớn vào cuộc chơi tái chế đầy phiêu lưu và thách thức, Tái chế Duy Tân định vị mình là doanh nghiệp tiên phong mở đường ngành nhựa tái chế, qua đó khép kín vòng lặp tuần hoàn và kiến tạo giá trị bền vững.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.