Doanh nghiệp
Những tỷ phú đô la Việt đang đứng ở đâu trên bản đồ khu vực?
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Phillippines hay Thái Lan thì các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam vẫn có tầm vóc khá nhỏ bé.
Trong bảng xếp hạng những tỷ phú đô la 2018 mới được Forbes công bố, Việt Nam vừa có thêm 2 người lọt vào danh sách là ông Trần Bá Dương, chủ tịch Thaco và ông Trần Đình Long, chủ tịch Hòa Phát.
Với những cái tên cũ trong danh sách, như ông Phạm Nhật Vượng, giá trị tài sản của ông cũng tăng mạnh. Forbes ước tính, tài sản của ông trị giá 4,3 tỷ USD, nằm trong top 500 những người giàu nhất thế giới.
Việc xuất hiện thêm những doanh nhân giàu có, được thế giới công nhận là một tín hiệu vui cho nền kinh tế Việt Nam, bởi nó cũng phản ánh phần nào quy mô các doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng đang dần lớn mạnh.
Mặc dù vậy, nếu so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Phillippines hay Thái Lan thì quy mô của chúng ta vẫn khá nhỏ bé, cả về số lượng lẫn quy mô tài sản.
Kể từ năm 2013, chúng ta mới có tỷ phú đô la đầu tiên có mặt trong danh sách, và sau 5 năm, danh sách những tỷ phú đô la được công nhận tại Việt Nam mới có 4 người. Trong khi đó, riêng Thái Lan đã có tới 30 doanh nhân có giá trị tài sản trên 1 tỷ USD.
Ngay cả trong khu vực Đông Nam Á cũng có những doanh nhân tầm cỡ thế giới, với tên tuổi đứng đầu toàn cầu trong lĩnh vực họ kinh doanh, dù ít được mọi người biết tới như những Bill Gates, Jeff Bezos hay Warren Buffett của châu Mỹ, châu Âu.
Thống kê cụ thể danh sách mới nhất của Forbes thì trong khu vực Đông Nam Á có 102 người có tài sản trên 1 tỷ USD, mang quốc tịch của 6 nước: Thái Lan (30 người), Indonesia (20 người), Philippines (12 người), Singapore (22 người), Malaysia (14 người) và Việt Nam (4 người).
Trong số này, có rất nhiều tỷ phú nằm trong nhóm 100 người giàu nhất thế giới, với tổng tài sản trị giá hơn 10 tỷ USD. Charoen Sirivadhanabhakdi, tỷ phú vừa chi ra gần 5 tỷ USD mua lại cổ phần của bia Sài Gòn (Sabeco) đứng thứ 65 toàn cầu với tổng tài sản trị giá 17,9 tỷ USD. Tài sản của ông Charoen trải dài từ lĩnh vực bất động sản, nước giải khát, siêu thị.

Đế chế của ông Charoen không xa lạ tại Việt Nam. Ông có cổ phần tại bia Sài Gòn, Vinamilk, khách sạn Melia, Metro,....
Một tỷ phú khác của Thái Lan là Dhanin Chearavanont, người vừa nhượng lại vị trí chủ tịch tập đoàn C.P cho con trai, cũng năm trong top 100 với tổng tài sản đạt 15,7 tỷ USD. C.P của ông là một trong những tập đoàn chăn nuôi, chế biên thực phẩm lớn nhất thế giới và cũng rất quen thuộc với thị trường Việt Nam.
Người đàn ông giàu nhất Malaysia, Robert Kuok, từng nổi tiếng với biệt danh “vua đường châu Á”. Tập đoàn Kuok của ông hiện hoạt động đa ngành, từ kinh doanh khách sạn, bất động sản, cho tới hàng hóa. Cháu trai của ông, Kuok Khoon Hong hiện đang vận hành Wilmar, tập đoàn dầu cọ lớn nhất thế giới và sở hữu thương hiệu dầu ăn Neptune.
Tại Indonesia, có hai anh em doanh nhân cực kỳ giàu có và nổi tiếng nhà Hartono là R. Budi Hartono và Michael Hartono. Hai anh em có khối tài sản lần lượt là 17,4 và 16,7 tỷ USD. Nhà Hartono hiện sở hữu cổ phần của một trong những ngân hàng lớn nhất Indonesia là Bank of Asia và công ty thuốc lá lớn nhất quốc gia này Djarum.
Người giàu nhất trong số những tỷ phú Đông Nam Á đó là Henry Sy. Tỷ phú Philippines năm nay đã 93 tuổi. Đứng đầu SM Investments, một trong những tập đoàn lớn nhất Philippines, ông Sy đã là người giàu nhất quốc gia này suốt 10 năm qua. Ước tính, tài sản của ông trị giá khoảng 20 tỷ USD.

Tỷ phú cũng là 'thương hiệu quốc gia'
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.