Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm có được sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu để được bảo vệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.
Từ trước đến nay, Tập đoàn nước giải khát Monster đã liên tục kiện cáo nhiều công ty về vấn đề nhãn hiệu. Mới đây nhất, công ty này vừa nhắm đến tựa game Pokémon nổi tiếng.
Theo tờ Automaton của Nhật Bản, trong nhiều năm qua Tập đoàn nước giải khát Monster đã liên tục gửi đơn khiếu nại về việc đăng ký nhãn hiệu của những tựa game yêu thích của các bạn trẻ trên toàn thế giới. Và gần đây, kẻ chịu trận là The Pokémon Company với các dòng game như Pokémon X, Pokémon Y, Pokémon Sun, Pokémon Moon.
Trò chơi di động Monster Strike cũng không thoát khỏi con mắt quan sát dò xét của tập đoàn nước giải khát này. Hãng liên tục phản đối tên đầy đủ của trò chơi (Monster Strike) và tên viết tắt của nó (Monst).
Nổi tiếng vì liên tục kiện cáo liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, Tập đoàn nước giải khát Monster đã đệ trình đến 134 phản đối nhãn hiệu tại Văn phòng sáng chế Nhật Bản (JPO). Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, tập đoàn này cũng nộp hơn 100 đơn phản đối lên Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu (USPTO). Monster được kiểm soát một phần bởi Coca-Cola và có vốn hóa thị trường 55 tỷ USD.
Mặc dù cáo buộc của hãng rằng người dùng có thể nhầm lẫn trò chơi điện tử Monster Hunter và Monster Strike với nước tăng lực Monster đã gây nhiều tranh cãi, cáo buộc người tiêu dùng có thể nhầm lẫn giữa Pokémon và loại nước tăng lực này thậm chí còn gây tranh cãi nhiều hơn.
Trong trường hợp thương hiệu Pokémon, Monster lập luận rằng cách trình bày thương hiệu của công ty tại Nhật Bản, sê-ri sử dụng cả tên đầy đủ là Pocket Monsters và tên viết tắt Pokémon —có thể khiến mọi người lầm tưởng rằng sản phẩm có liên quan đến Nước tăng lực Monster.
Trong đơn khiếu nại, Monster bày tỏ lo ngại về việc người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn giữa hai thương hiệu - đây dường như là lí do được đưa ra trong mọi hồ sơ khiếu nại của hãng. Điều này khiến cho nhiều người phải đặt ra câu hỏi: Tại sao công ty đợi 12 năm sau khi thành lập – và gần 20 năm sau khi Pokemon trở thành hiện tượng quốc tế – mới đột nhiên lo ngại về việc người tiêu dùng nhầm lẫn giữa Monster và Pokemon?
Văn phòng sáng chế Nhật Bản đã bác bác bỏ tuyên bố này trên cơ sở rằng không có lí do nào hợp lý để bất kỳ ai có thể nghĩ rằng Pokemon và Monster Energy có cùng nguồn gốc hoặc cùng một sản phẩm. JPO cũng chỉ ra rằng Monster không cung cấp được bằng chứng nào để chứng minh cho tuyên bố của họ.
Hiện tại, các trò chơi của Pokémon đã được đưa ra thị trường với tên ban đầu của chúng. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những thương hiệu bị Tập đoàn nước giải khát Monster tấn công.
Vào năm 2020, Ubisoft đã đổi tên trò chơi điện tử của mình từ Gods & Monsters thành Immortals: Fenyx Rising sau khi Monster phàn nàn rằng cái tên gốc có thể dễ bị nhầm lẫn với thương hiệu của nó. Vào cuối tháng 3, nhà phát triển trò chơi Glowstick Entertainment tiết lộ rằng họ đang đấu tranh chống lại Tập đoàn nước giải khát Monster trong một vụ kiện tại Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ nhằm nỗ lực giữ tên trò chơi của mình: Dark Deception: Monsters & Mortals .
“Nước tăng lực Monster là kẻ bắt nạt thuộc sở hữu của CocaCola,” Vincent Livings, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Glowstick, cho biết trong một bài viết trên Twitter vào ngày 29 tháng 3.
“Đừng hỗ trợ một công ty bắt nạt bằng cách mua nước tăng lực của họ. Ngoài ra, tôi hy vọng công ty này sẽ nhận ra rằng việc tấn công các studio trò chơi sẽ không mang lại lợi ích gì cho họ.”
Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm có được sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu để được bảo vệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.
Vào ngày 16/3/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và người đại diện số tiền trị giá 3,7 tỷ đồng với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Gần đây, phiên tòa xét xử vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Bia Sài Gòn” diễn ra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng, từ đó gợi ra những vấn đề nhất định trong pháp luật sở hữu trí tuệ.
Ngày 9/3/2022, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức xét xử vụ án Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Bia Sài Gòn (SABECO). Tòa đề nghị xử phạt Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam số tiền từ 2-3 tỉ đồng về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.