Sở hữu trí tuệ

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Hương Giang Chủ nhật, 09/04/2023 - 09:41

Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm có được sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu để được bảo vệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn (Ảnh: ACC Group)

Với đông đảo mọi người, thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm gây nhầm lẫn bởi trong một số trường hợp, chúng có thể được sử dụng thay thế lẫn nhau. Vậy, đâu là sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu?

Nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu là một công cụ rất hữu ích trong việc xây dựng thương hiệu, nhưng chỉ là một trong những thành phần đóng góp cho thương hiệu. Ví dụ, thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Cif, Comfort, Omo… hay thương hiệu Pepsi có nhãn hiệu như Lipton Teas, 7-Up, Lay's Potato Chips. Có thể thấy nhãn hiệu chỉ là một trong những yếu tố để cấu thành thương hiệu.

Nhãn hiệu là gì?

Theo điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nhãn hiệu được biểu hiện dưới dạng từ, cụm từ, hình vẽ, hình ảnh, hình ảnh ba chiều hoặc là sự kết hợp của hai hay nhiều yếu tố đó. Mới đây, không chỉ bảo hộ những dấu hiệu nhìn thấy được, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 của Việt Nam còn bổ sung thêm loại hình nhãn hiệu mới - nhãn hiệu âm thanh. Ngoài ra, dù hiếm, nhãn hiệu mùi hương đã được bảo hộ tại một số quốc gia trên thế giới (VD: Hoa Kỳ).

Trên thế giới, nhãn hiệu dạng chữ và hình có thể nói là những nhãn hiệu phổ biến nhất. Hình vẽ cô gái mang tính biểu tượng trên lon nước của Starbuck là một nhãn hiệu hình. Trong khi đó, vỏ lon CocaCola là một trong những nhãn hiệu 3D tiêu biểu được bảo hộ tại nhiều quốc gia trên thế giới…

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là hình ảnh và ấn tượng tổng thể về một công ty. Thương hiệu không chỉ được cấu thành bởi các dấu hiệu hữu hình, mà còn qua những dấu hiệu vô hình như: cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm, với cửa hàng và danh tiếng của công ty với công chúng.

Những cảm nhận đó có thể đến từ: các nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp, khẩu hiệu (slogan), đồ họa và hình ảnh chưa đăng ký, thiết kế mặt tiền của cửa hàng, thiết kế của website, nội dung marketing, bao bì, văn hóa doanh nghiệp cũng như danh tiếng và sự hiện diện của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông xã hội…

Những điều này không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia mà còn giúp doanh nghiệp truyền tải được thông điệp của mình đến người tiêu dùng một cách rõ ràng hơn.

Mục đích của việc xây dựng thương hiệu là tạo niềm tin, sự trung thành của khách hàng, từ đó tác động lên nhận thức và quyết định mua hàng của họ. Do đó, một thương hiệu mạnh sẽ giúp sản phẩm có một lợi thế cạnh tranh bền vững. Doanh nghiệp có thể tự xây dựng thương hiệu hoặc thuê một công ty tiếp thị chuyên nghiệp để đồng bộ tất cả những hoạt động đó.

Phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Về mặt pháp lý

Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong luật và là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng). Sau khi đăng ký, nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.

Trong khi đó, thương hiệu lại không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được pháp luật bảo hộ. Thương hiệu không được công nhận bởi cơ quan nhà nước mà bởi người tiêu dùng, thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm. Thái độ và cảm nhận tích cực của một lượng lớn người tiêu dùng có thể tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.

Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký là có thể được bảo hộ nhãn hiệu. Còn để tạo dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Có không ít những doanh nghiệp hoạt động lâu năm nhưng vẫn không thể tạo dựng được thương hiệu cho mình. Đó chính là một yếu tố đơn giản để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.

Tính hữu hình

Tính hữu hình là một trong những yếu tố khác biệt chính giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhận biết được bằng các giác quan thường như thị giác (chữ cái, từ ngữ, màu sắc, hình vẽ, hình ảnh), xúc giác (nhãn hiệu ba chiều) và khướu giác (mùi hương).

Thương hiệu thì khác, nó không hữu hình hay dễ nhận biết như nhãn hiệu. Khi nói: “Sản phẩm này đã có thương hiệu”, người ta thường sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…

Giá trị và tính lâu bền

Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau ở giá trị. Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đã trở thành tài sản và có thể được định giá, nhưng thương hiệu thì không thể được định giá một cách dễ dàng bởi nó là thành quả của cả một quá trình. Người ta có thể làm nhái một nhãn hiệu nổi tiếng để gắn lên sản phẩm của mình, nhưng thương hiệu thì không thể bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm nhiều yếu tố và được cảm nhận bởi chính mỗi người tiêu dùng.

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu còn ở tính lâu bền. Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp. Khi doanh ngừng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ chấm dứt tồn tại.

Trong khi đó, thương hiệu có thể tồn tại mãi mãi, ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tồn tại. Vì một sản phẩm có thương hiệu hay không là do đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào người tiêu dùng vẫn còn cảm nhận tích cực về sản phẩm thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu, ít nhất là đối với người tiêu dùng đó.

Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là một dấu hiệu chỉ dẫn cô đọng , là lời giới thiệu ngắn gọn về nguồn gốc và chất lượng của một sản phẩm. Một khi nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường thì lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ ngày càng lớn, tăng vị thế cạnh tranh và thương hiệu cho doanh nghiệp trên thị trường.

Tuy nhiên, vì một số lí do, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa chú trọng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết tới, thương hiệu của doanh nghiệp càng được nâng cao, nhãn hiệu chưa đăng ký của doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị làm giả, làm nhái mà không bị pháp luật xử lý.

Trong một vài trường hợp, khi kinh doanh nhưng không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp còn có nguy cơ bị doanh nghiệp đối thủ đăng ký nhãn hiệu trước tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, uy tín, thương hiệu và lợi nhuận của doanh nghiệp về lâu dài.

Chính vì vậy, để phòng ngừa những vấn đề không đáng có xảy ra, mỗi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh nên đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể, để tránh trường hợp bị các doanh nghiệp khác lấy nhãn hiệu đi đăng ký và sử dụng.

Vụ án xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu 'Bia SAIGON': Đâu là bản chất?

Vụ án xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu 'Bia SAIGON': Đâu là bản chất?

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vào ngày 16/3/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và người đại diện số tiền trị giá 3,7 tỷ đồng với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Từ vụ xâm phạm nhãn hiệu 'Bia Sài Gòn' – Nhìn lại quy định về nhãn hiệu nổi tiếng

Từ vụ xâm phạm nhãn hiệu "Bia Sài Gòn" – Nhìn lại quy định về nhãn hiệu nổi tiếng

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Gần đây, phiên tòa xét xử vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Bia Sài Gòn” diễn ra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng, từ đó gợi ra những vấn đề nhất định trong pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tranh cãi gay gắt bia Sài Gòn có phải nhãn hiệu nổi tiếng?

Tranh cãi gay gắt bia Sài Gòn có phải nhãn hiệu nổi tiếng?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Ngày 9/3/2022, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức xét xử vụ án Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Bia Sài Gòn (SABECO). Tòa đề nghị xử phạt Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam số tiền từ 2-3 tỉ đồng về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Hermès: Bảo vệ nhãn hiệu hay nghệ thuật?

Hermès: Bảo vệ nhãn hiệu hay nghệ thuật?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Giữa nghệ thuật và quyền sở hữu trí tuệ luôn có một ranh giới rất mỏng manh. Trên thực tế, có không ít nghệ sĩ đã lấy cảm hứng từ các sản phẩm, nhãn hiệu trong đời thật để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  39 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  5 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.