Doanh thu và lợi nhuận Sabeco và Habeco khởi sắc trở lại
Nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại đã giúp doanh nghiệp ngành bia như Sabeco và Habeco phục hồi mạnh mẽ sau hai năm liền hoạt động cầm chừng vì đại dịch Covid-19.
Ngày 9/3/2022, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức xét xử vụ án Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Bia Sài Gòn (SABECO). Tòa đề nghị xử phạt Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam số tiền từ 2-3 tỉ đồng về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Một trong những vấn đề được Hội đồng xét xử và các luật sư tập trung làm rõ trong phiên xét xử ngày 9/3 đó là việc xác định Bia Sài Gòn có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không.
Đây là vấn đề được nêu ra từ việc Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thông báo kết quả giám định nhãn hiệu Bia Sài Gòn (của Công ty SABECO) đủ điều kiện được coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam vào tháng 9/2022.
Tại tòa, quá trình thẩm vấn và tranh luận, luật sư và Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm soát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ra các câu hỏi, đặt vấn đề bia SAIGON của SABECO có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không.
Theo đó, tại tòa, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ trả lời: "Bia SAIGON của SABECO là nhãn hiệu nổi tiếng", vì đủ điều kiện theo Điều 75 luật Sở hữu trí tuệ.
Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho pháp nhân thương mại là Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam) hỏi ngược lại phía đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, rằng có văn bản nào ghi nhận bia SAIGON của SABECO vào danh mục nhãn hiệu nổi tiếng hay không?
Phía đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, luật không quy định cụ thể để công nhận nhãn nổi tiếng bằng.
Trong phần phát biểu quan điểm tại tòa, đại diện Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, không đủ cơ sở xác định bia SAIGON của SABECO là nhãn hiệu nổi tiếng bởi nhãn hiệu này vẫn chưa được công nhận theo hai hình thức: được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
Mặc dù có những tranh luận nhất định, tại phiên tòa, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo. VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt pháp nhân là công ty Cổ phần Tập đoàn bia Sài Gòn số tiền từ 2-3 tỉ đồng; phạt bị cáo Lê Đình Trung số tiền từ 600-800 triệu đồng cùng về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Trong quá trình xét hỏi và tại phần nói lời sau cùng, bị cáo Trung thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo cho rằng nguyên nhân phạm tội là do thiếu hiểu biết về các quy định liên quan về sở hữu trí tuệ. Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên bố sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng 16-3.
Công tác lâu năm tại SABECO, sau khi nghỉ việc, ông Lê Đình Trung thành lập Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam vào tháng 5/2019. Từ tháng 3-2020 bà Trần Thị Ái Loan là đại diện pháp luật của công ty. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực buôn bán đồ uống, sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh…
Sau đó, ông Trung nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp thương hiệu bia Sài Gòn Việt Nam. Vào tháng 8/2019, Cục Sở hữu trí tuệ có thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu vì đơn hợp lệ.
Theo trình tự, Cục Sở hữu trí tuệ đã đăng công báo rộng rãi để các doanh nghiệp, đơn vị, công ty được biết, nhằm mục đích là để xem có đơn vị nào lên tiếng về việc bị xâm phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp hay không.
Ngày 15/4/2020, dù chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép nhưng công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất và mua bán hàng hóa với chủ cơ sở sản xuất bia Biva (TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) để sản xuất bia mang nhãn hiệu BIA SAIGON VIETNAM.
Thực hiện hợp đồng này, cơ sở sản xuất bia Biva đã sản xuất cho Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam một số lô hàng thành phẩm. Đến ngày 23-6-2020, khi hai bên đang giao nhận lô hàng thứ ba tại cơ sở bia Biva thì bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiểm tra và lập biên bản. Cơ quan chức năng đã tạm giữ 4.712 thùng bia Sài Gòn Việt Nam thành phẩm, 116.700 vỏ lon bia cùng loại và 3.300 vỏ thùng bia chưa sử dụng.
Lý do các cơ quan chức năng tạm giữ những lô hàng này là sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đăng công báo, SABECO đã phát hiện Bia Sài Gòn Việt Nam có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với những sản phẩm mà SABECO đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ và báo cáo với các cơ quan chức năng để xử lý.
Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra quyết định trưng cầu Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) giám định để xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Không lâu sau đó, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã ra bản kết luận dấu hiệu “BIA SAIGON VIETNAM và hình khiên đứng + hình con rồng” gắn trên mặt trước, sau lon bia như mẫu giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ của SABECO.
Ngày 9-9-2020, Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hơn một tháng sau, cơ quan CSĐT khởi tố bị can đối với pháp nhân Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam. Ba tháng sau, Cơ quan CSĐT có quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Đình Trung về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp…
Đây là một trong những vụ án hình sự đầu tiên tại Việt Nam mà đối tượng bị điều tra, truy tố, xét xử là pháp nhân - chủ thể mới của pháp luật hình sự theo BLHS 2015.
Khi pháp nhân thương mại bị khởi tố thì việc tham gia tố tụng của pháp nhân đó thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Chế tài xử lý pháp nhân thương mại phạm tội hoàn toàn khác với cá nhân phạm tội. Cá nhân phạm tội thì chủ yếu bị phạt tù, trong khi đó, pháp nhân phạm tội thì bị các hình phạt như: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
Nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại đã giúp doanh nghiệp ngành bia như Sabeco và Habeco phục hồi mạnh mẽ sau hai năm liền hoạt động cầm chừng vì đại dịch Covid-19.
Khoản tài trợ từ SABECO sẽ được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp hàng tháng cho các vận động viên tài năng thuộc đội tuyển quốc gia, hỗ trợ các vận động viên tham gia thi đấu quốc tế, và bổ sung trang thiết bị cho hai môn thể thao bắn cung và cầu lông.
Trong giai đoạn trước Covid-19, phân khúc bia cận cao cấp có mức tăng trưởng mạnh nhất ở hai con số, trong khi phân khúc phổ thông chỉ tăng một con số so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các động lực tăng trưởng đã thay đổi sau đại dịch. Trước áp lực lạm phát tăng cao, khách hàng có xu hướng tiêu dùng những loại bia rẻ hơn, đây là lợi thế lớn cho Sabeco.
Theo lý giải của ban lãnh đạo Sabeco, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhờ việc Việt Nam mở cửa trở lại cho du lịch quốc tế, nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Ngoài ra, nền so sánh của cùng kỳ năm trước rất thấp khi công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?