Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Nạn xả rác là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng tại các đô thị và cộng đồng dân cư.
70% thế giới được bao phủ bởi nước, nhưng theo báo cáo của Liên hợp quốc, khoảng 4 tỷ người đang phải đối diện với tình trạng khan hiếm nguồn nước ít nhất 1 tháng trong năm và 2,2 tỷ người chưa được tiếp cận nguồn nước sạch có thể uống.
Việt Nam nằm ở khu vực được thiên nhiên ưu ái với hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng mưa nhiều. Tuy nhiên, nguồn nước không đồng đều giữa các khu vực, giữa những thời điểm trong năm khiến công tác quản lý nguồn nước sạch cũng là vấn đề vô cùng quan trọng.
Đặc biệt, những năm gần đây, nguồn nước sạch tại các khu dân cư đang ngày càng trở nên ô nhiễm bởi những hoạt động kinh tế cũng như thói quen xả rác bừa bãi của một bộ phận người dân.
Theo các chuyên gia, nguồn nước sạch ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh bùng nổ dân số, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. Nguồn nước đảm bảo cũng là yếu tố cần thiết để duy trì an ninh lương thực, an ninh y tế.
Từ chất thải rắn đến ô nhiễm nguồn nước
Quản lý chất thải rắn đang là một trong những mắt xích yếu của hệ thống xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu của Việt Nam. Theo Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), phần lớn rác thải, đặc biệt là rác thải bao bì chưa được xử lý phù hợp, bị chôn lấp hoặc thải bỏ trực tiếp ra nguồn nước, đại dương.
Lượng rác thải gia tăng cao và ngày càng phức tạp về thành phần trong khi văn hóa thu gom, tái chế rác thải chưa phổ biến trong cộng đồng dẫn tới “các vấn đề về sinh thái và rác thải quy mô lớn tại Việt Nam”, trong đó có ô nhiễm nguồn nước.
Vấn nạn xả rác bừa bãi của người dân góp phần không nhỏ vào sự quá tải của công tác xử lý rác thải và ô nhiễm nguồn nước. Ghi nhận tại nội thành Hà Nội, đa số các sông, hồ đều bị ô nhiễm nặng do người dân xả rác bừa bãi, dù đã được chính quyền địa phương cũng như lực lượng công nhân vệ sinh môi trường tuyên truyền, nhắc nhở. Các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng cũng gặp tình trạng tương tự.
Rác thải chôn lấp khi chưa qua xử lý cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do những hóa chất, thức ăn thừa tồn đọng ngấm vào hệ thống nước ngầm. Viện Tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, Việt Nam có khoảng 660 bãi rác đang hoạt động, trong đó chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Hậu quả từ những hoạt động kể trên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người dân, đồng thời làm mất mỹ quan đô thị. Mặt khác, nhiều sông hồ mang theo rác thải đổ ra biển làm ô nhiễm lan rộng. Theo nghiên cứu, 60% rác thải nhựa thải ra đại dương đến từ 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Giải pháp hạn chế ô nhiễm nước
Theo Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Mỹ (NRDC), 60% ô nhiễm nước trên thế giới là do nạn xả rác. Như vậy, hạn chế xả rác bừa bãi là giải pháp quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm nước.
Tuy nhiên, hành vi xả rác bừa bãi của người dân tương đối khó để giải quyết, đòi hỏi những biện pháp kiên trì, cứng rắn từ phía chính quyền cũng như các tổ chức xã hội. Mặt khác, ý thức và nhận thức của người dân cũng cần được nâng cao.
Đây cũng là một trong những mục tiêu cốt lõi của PRO Việt Nam để giải quyết nạn ô nhiễm. PRO Việt Nam đưa ra quan điểm, những sản phẩm sau khi hết giá trị sử dụng chỉ trở thành rác thải khi không được xử lý và tái chế đúng cách mà bị vứt bỏ trực tiếp ra môi trường sống.
Bên cạnh việc hạn chế xả rác cũng cần nâng cao ý thức trong việc phân loại rác tại nguồn và xử lý sơ rác thải trước khi thải bỏ để làm giảm áp lực cho hệ thống thu gom, xử lý và tái chế rác thải, qua đó giảm tỷ lệ rác bị chôn lấp không đạt yêu cầu, dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Đối với ô nhiễm nguồn nước do tác nhân công nghiệp, theo Viện Khoa học tài nguyên nước, cần áp dụng biện pháp khuyến khích, mở rộng mô hình tái sử dụng nước thải. Đây được đánh giá là mô hình mang tính chất kinh tế tuần hoàn, đem lại hiệu quả về mặt môi trường và tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?