Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Nhân dịp nhìn lại 10 năm thực hiện dự án và tri ân các hộ dân đồng hành cùng chương trình nông nghiệp bền vững, PepsiCo Foods Việt Nam tổ chức “Lễ kỷ niệm 10 năm đồng hành cùng nông dân Đơn Dương, Lâm Đồng” tại Đà Lạt.
Kể từ khi ra mắt thí điểm với 60 nông dân vào năm 2008, chương trình “Nông Nghiệp Bền Vững” của PepsiCo đã phát triển lên tới hơn 580 nông dân. Huyện Đơn Dương trở thành vùng canh tác trọng điểm, cung cấp 70% nguyên liệu khoai tây theo yêu cầu của PepsiCo, với sản lượng trung bình 24,3 tấn mỗi héc-ta, cao hơn 43% so với năng suất trung bình tại miền Bắc Việt Nam. Với hợp đồng sản xuất độc quyền đảm bảo giá mua, thu nhập của nông dân được ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững lâu dài. Các phương pháp canh tác bền vững mới cũng được phổ cập và giới thiệu tới người nông dân, như công nghệ phun tưới giúp giảm đáng kể lượng nước được sử dụng.
Nhân sự kiện nhìn lại 10 năm thực hiện chương trình và nhằm tôn vinh những thành tựu quan trọng của người nông dân hợp tác với PepsiCo trong chương trình “Nông Nghiệp Bền Vững”, PepsiCo Foods Việt Nam vừa qua đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 10 năm đồng hành cùng nông dân Đơn Dương, Lâm Đồng” tại Đà Lạt.
Ngoài các đại diện từ Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng,sự kiện còn có sự tham gia của khoảng 200 nông dân địa phương.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Anh Minh - Phó Vụ Trưởng Vụ Hợp Tác Quốc Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đánh giá cao kết quả mà chương trình đạt được: “Chúng tôi rất hài lòng với cách PepsiCo làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như nông dân của Đơn Dương để thành lập chuỗi cung ứng khoai tây tại Việt Nam. PepsiCo giới thiệu hạt giống khoai tây mới giúp cải thiện năng suất cây trồng và giúp triển khai chương trình thành một hoạt động lớn và có khả năng phát triển thêm, mang lại lợi nhuận lớn lao cho nông dân địa phương. Chương trình này là một ví dụ tích cực về những gì có thể đạt được thông qua sự đầu tư của doanh nghiệp tư nhân vào nông nghiệp Việt Nam”.
Cũng nhân dịp này, PepsiCo Foods đã tồ chức lễ tri ân người nông dân và khẳng định cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam, cam kết tiếp tục phát triển chương trình tại Đơn Dương và các khu vực khác trên toàn đất nước.
Được biết, chương trình “Nông Nghiệp Bền Vững” của PepsiCo tại Việt Nam là một trong nhiều chương trình tương tự khác mà công ty đầu tư ở hơn 38 quốc gia trên toàn cầu, sử dụng hơn 30 mặt hàng nông nghiệp để sản xuất thực phẩm và đồ uống trên toàn cầu, gần 80% các loại nguyên liệu được thu mua trực tiếp của PepsiCo là từ nông dân tham gia trong chương trình.
Chương trình ở Việt Nam cũng được PepsiCo xem là một ví dụ điển hình để các thị trường khác có thể học hỏi.
“Hành trình sản xuất khoai tây ở Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công về nông nghiệp đáng tự hào nhất của PepsiCo. Những bài học và kinh nghiệm mà chúng tôi cùng rút ra được ở đây đã giúp rất nhiều đội ngũ nông học của chúng tôi trên toàn cầu giải quyết các thách thức tương tự ở các thị trường khác”, bà Christine Daugherty - Phó Chủ tịch Chương trình Nông học Bền vững Toàn cầu của PepsiCo cho biết.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.