Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Tình hình kinh doanh tiếp tục tăng trưởng mạnh giúp Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt (Mã CK: PDR) đẩy mạnh việc cơ cấu lại nguồn vốn và các khoản nợ vay.
Phát Đạt đang cho thấy tốc độ bứt phá ấn tượng và nội lực bền vững trên tất cả phương diện kinh doanh, đặc biệt là trong 3 năm đầu thực hiện chiến lược kỷ nguyên mới (giai đoạn 2019-2023). Điển hình như năm 2019, doanh thu thuần của PDR đạt hơn 3.400 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.105 tỷ đồng, tăng trưởng 45,8% so với năm 2018.
Đến năm 2020, doanh thu thuần đạt hơn 3.911 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 15% và 39,3% so với năm 2019, dù nền kinh tế và thị trường bị ảnh hưởng lớn bởi làn sóng Covid-19.
Kết thúc quý I/2021, Phát Đạt tiếp tục nằm trong Top 15 doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận cao nhất quý với doanh thu thuần đạt 586 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt gần 315 tỷ đồng và hơn 251 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng đều vượt 60% so với cùng kỳ năm 2020.
Cùng với đó, giá cổ phiếu và giá trị vốn hóa thị trường của PDR cũng liên tục bứt phá, trở thành một trong những mã có đóng góp tích cực nhất cho đà tăng điểm của VN-Index. Tính đến ngày 14/6/2021, cổ phiếu PDR ở mức 91.400 đồng/cổ phiếu, tăng 118% so với đầu năm 2021, đẩy giá trị vốn hóa của PDR đạt hơn 44.490 tỷ đồng, tương đương 1,93 tỷ USD.
Dòng tiền tăng mạnh đồng thời với doanh thu và lợi nhuận đã giúp Phát Đạt tái cấu trúc các khoản nợ vay với mục tiêu giảm chỉ số này về mức khoảng 1.000 tỷ đồng vào cuối tháng 7/2021.
Cụ thể, tại thời điểm 31/3/2021, các khoản vay ngắn hạn của PDR ở mức hơn 1.300 tỷ đồng. Trong tháng 4 và tháng 5/2021, PDR đã tất toán xong 878 tỷ đồng nợ vay, bao gồm các khoản vay ngân hàng (205 tỷ đồng) và khoản vay của Quỹ Vietnam New Urban Center LP (521 tỷ đồng).
Dự kiến trong tháng 6 và tháng 7/2021, PDR sẽ tiếp tục tất toán tổng cộng hơn 411 tỷ đồng nợ vay cho các khoản trái phiếu đã phát hành năm 2020; dẫn đến khoản vay ngắn hạn tính đến 31/7/2021 sẽ chỉ còn lại 114 tỷ đồng.
Về khoản vay dài hạn, dư nợ tại ngày 31/3/2021 là gần 875 tỷ đồng. Đến ngày 15/4/2021, PDR đã tất toán trước hạn 250 tỷ đồng nợ trái phiếu của năm 2019. Trong tháng 4 và tháng 5/2021, Phát Đạt lần lượt phát hành thêm 150 tỷ đồng trái phiếu đợt 2 và 130 tỷ đồng trái phiếu đợt 3 năm 2021. Do đó, tổng các khoản nợ vay dài hạn của PDR ước tính đến cuối tháng 7/2021 khoảng gần 905 tỷ đồng.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải trả dài hạn khác của PDR đến từ hai dự án đã chuyển nhượng là The EverRich 2 và The EverRich 3 với tổng giá trị hơn 5.547 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây thực chất không phải là khoản nợ của PDR, bởi hai dự án này PDR đã nhận đủ tiền và bàn giao toàn bộ trách nhiệm và quyền lợi cho đối tác để tiếp tục đầu tư, kinh doanh từ năm 2019.
Sau khi các thủ tục pháp lý hoàn tất theo quy định của pháp luật, khoản tiền này sẽ được ghi nhận vào doanh thu, đồng thời The EveRich 2 và The EverRich 3 cũng không còn nằm trong cơ cấu hàng tồn kho cũng như nợ phải trả của PDR.
Như vậy, ước tính tổng các nghĩa vụ nợ vay thực tế của PDR tính đến thời điểm cuối tháng 7/2021 sẽ chỉ còn lại gần 1.019 tỷ đồng.
Trong khi đó vốn chủ sở hữu của PDR ước tính tại cuối tháng 7/2021 là hơn 7.119 tỷ đồng. Nếu trừ phần lợi ích cổ đông thiểu số, vốn chủ sở hữu còn lại hơn 5.575 tỷ đồng. Do đó, ước tính tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu (D/E) của Phát Đạt là 18,2% thấp hơn hẳn tỷ lệ D/E trung bình của các doanh nghiệp cùng quy mô trong ngành bất động sản là 77,2%.
Với uy tín cao trên thương trường, tỷ lệ nợ vay thấp so với vốn chủ sở hữu sẽ giúp Phát Đạt luôn chủ động trong việc huy động thêm nguồn vốn vay mới cũng như sẵn sàng gia tăng nợ vay để tài trợ cho việc phát triển các dự án mang lại hiệu suất sinh lời cao và dòng tiền ổn định trong thời gian tới.
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Khi đoàn chuyên gia quốc tế của WATG, đơn vị tư vấn quy hoạch danh tiếng từ Mỹ, lần đầu đến khảo sát địa hình, không khỏi bất ngờ: “Thanh Xuan Valley là điểm đến có thiên nhiên và địa thế hiếm thấy”.
Sau khoảng thời gian tăng giá mạnh, giá chung cư tại Hà Nội có xu hướng điều chỉnh.
The Privé của Đất Xanh bước vào giai đoạn tăng tốc với việc ngân hàng, các đơn vị môi giới bất động sản lớn, uy tín trên toàn quốc trở thành đối tác.
Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của thị xã Nghi Sơn, khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.
Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.
Từng là thủ phủ Khánh Hòa xưa, Diên Khánh mang trong mình lớp lớp thăng trầm lịch sử, cuốn người ta vào một miền ký ức dung dị mà sâu xa.
Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).