Phó thống đốc NHNN: “Có thể tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới”
Nhật Hạ
Thứ tư, 31/03/2021 - 21:25
Tất cả các mức lãi suất của Việt Nam hiện nay thấp hơn mức bình quân của các nước thuộc ASEAN+4.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 31/3, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong thời gian tới, nếu bối cảnh tích cực, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giảm lãi suất. Đồng thời cũng tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tạo điều kiện giảm tiếp lãi suất cho vay cho các doanh nghiệp.
"Hết tháng 3, lạm phát tăng khá thấp. Dư nợ tín dụng đang có chiều hướng tích cực. Do đó, điều hành chính sách lãi suất thời gian tới ưu tiên tiếp tục duy trì sự ổn định", theo Phó Thống đốc.
Tuy nhiên, ông Tú cũng cho biết còn phải lưu ý tới tác động của thế giới như việc giá nhiên liệu có thể tăng 30% trong năm nay, hay lưu ý đến sự dịch chuyển của dòng tiền từ thị trường tiền tệ sang thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán để điều hành chính sách lãi suất hợp lý.
Lãi suất được xem là một trong những chỉ số quan trọng và được Ngân hàng Nhà nước điều hành, triển khai quyết liệt. Mặt bằng lãi suất cuối năm 2020 so với giai đoạn 2015-2016 giảm đáng kể, trong đó lãi suất huy động đã giảm 2,3%/năm và lãi suất cho vay bình quân giảm 3,6%.
Đến nay, lãi suất cho vay tối đa với lĩnh vực ưu tiên tối đa chỉ 4,5%, giảm khoảng 2,5% so với năm 2016. Ông Tú cho biết tất cả các mức lãi suất của Việt Nam hiện nay thấp hơn mức bình quân của ASEAN+4.
Cũng tại họp báo, Phó thống đốc đã chia sẻ về dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản trong 3 tháng đầu năm thu hút sự chú ý gần đây. Đây là một trong những lĩnh vực được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát sát sao, chặt chẽ nhiều năm qua.
Câu chuyện dịch chuyển giữa dòng vốn tiền tệ chạy sang thị trường bất động sản hay thị trường khác đều là một trong những nội dung được quán xuyến, quan tâm trong góc độ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, thường xuyên kịp thời cảnh báo cho các tổ chức tín dụng khi có những dấu hiệu bất ổn, rủi ro, ông Tú cho biết.
Đến ngày 15/3, dư nợ cho vay bất động sản ngành ngân hàng tăng khoảng 2,13%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 2,44%).
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tín dụng cho bất động sản có thể chia thành 2 nhóm. Một là đối tượng kinh doanh bất động sản, đầu cơ, các dự án mà khả năng thanh khoản, hiệu quả đầu tư bất động sản trong tương lai không cao và đây là đối tượng Ngân hàng Nhà nước chủ kiểm soát chặt chẽ và hạn chế. Hai là đối tượng giúp cho thanh khoản hàng hoá bất động sản như nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở giá rẻ, nhà ở có tính chất thương mại phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
"Sắp tới, trước tình hình bất động sản có dấu hiệu nóng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giám sát và có cảnh báo kịp thời cho các tổ chức tín dụng. Tất nhiên mức tăng 2,13% hiện cũng không phải ở tất cả tổ chức tín dụng mà chỉ ở một vài tổ chức tín dụng có nhanh hơn so với mức bình thường", ông Tú cho biết.
Phó Thống đốc cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến bất động sản nóng lên thời gian gần đây là do tình trạng một số đối tượng cơ hội, tung tin không chính xác dựa vào một số vấn đề hiện nay trong công tác điều hành giá cả, thuế đất… để kiếm chênh lệch, lợi nhuận từ việc đầu cơ.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 194/NQ – CP ngày 31/12/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của dịch Covid -19.
Nhờ lãi suất điều hành giảm, lãi suất cho vay cũng giảm mạnh. Tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.
Việc lạm phát ở mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ làm tăng kỳ vọng vào việc NHNN sẽ tiếp tục có động thái hạ lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong tương lai gần, trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các tín hiệu cho thấy lạm phát tiếp tục hạ nhiệt trong thời gian tới giúp Ngân hàng Nhà nước có khả năng điều chỉnh hạ lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong quý cuối năm.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.