Sở hữu trí tuệ

PUMA vs PUMAH: Chiến thắng đặc quyền của nhãn hiệu nổi tiếng

Hường Hoàng Thứ sáu, 23/09/2022 - 09:20

Nếu bạn là một người yêu thích thể thao hoặc là một fan hâm mộ của các loại giày, thì rất có thể trong tủ đồ của bạn sẽ có sự góp mặt của thương hiệu PUMA. PUMA là một trong những thương hiệu thời trang thể thao được mua nhiều nhất trên toàn thế giới. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó PUMA sẽ kinh doanh thiết bị hoặc phần mềm điện tử?

PUMA và công ty nội địa Trung Quốc PUMAH có nhiều tranh chấp về nhãn hiệu (Ảnh: Unimarks)

Nhiều người tin rằng điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra. Tại sao không? Một thương hiệu hoàn toàn có thể kinh doanh nhiều loại hàng hóa hoàn toàn khác nhau. Nhiều người lại cho rằng nhãn hiệu nổi tiếng này không bao giờ đi chệch ra khỏi lĩnh vực kinh doanh chính của mình.

Bài viết kể về hành trình chiến thắng của PUMA trước nhãn hiệu PUMAH của Trung Quốc. Đây là một trong những trường hợp pha loãng nhãn hiệu điển hình trên thế giới.

Phán quyết ban đầu

Được thành lập vào năm 1948, PUMA là một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong ngành công nghiệp quần áo. Có mặt trên toàn cầu, thương hiệu này đã thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1990 và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc. Công ty bắt đầu kinh doanh bằng thương hiệu BIAO MA, đi kèm chiếc logo đặc trưng có hình một chú báo sư tử (puma) đang nhảy qua các chữ cái viết hoa PUMA.

Cho đến năm 2005, công ty Ningbo Spark Motor của Trung Quốc bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực máy móc với nhãn hiệu PUMAH. Cụ thể, công ty này kinh doanh động cơ cơ khí, cụm máy phát điện chạy xăng và diesel, máy bơm nước, máy giặt, máy xây dựng, máy nông nghiệp. Tên tiếng Trung của nhãn hiệu này cũng là BIAO MA, với bản dịch tiếng Anh là “PUMAH”. Logo của họ có hình một con ngựa đang nhảy qua các chữ cái viết hoa PUMAH.

Vào năm 2019, PUMA đã đệ đơn vô hiệu hóa nhãn hiệu PUMAH tại Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc với lý do nhãn hiệu PUMAH có tên và logo giống với PUMA. Việc thay chú báo sư tử thành chú ngựa, cũng như việc thêm chữ H vào logo không khiến cho hai nhãn hiệu quá khác biệt nhau.

Tuy vậy, Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc phán quyết rằng hai nhãn hiệu không giống nhau vì họ đang kinh doanh những loại hàng hóa khác nhau: một trong ngành công nghiệp quần áo và một trong ngành công nghiệp máy móc. Do đó, nhãn hiệu bị tranh chấp sẽ không gây hiểu lầm cho công chúng cũng như không gây tổn hại đến lợi ích của PUMA.

Khiếu nại lên Ủy ban sở hữu trí tuệ Bắc Kinh

Không hài lòng với phán quyết này, PUMA đã nộp tất cả các bằng chứng cho Hội đồng Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh để chứng minh rằng PUMA là một nhãn hiệu nổi tiếng. Công ty đã yêu cầu Tòa án công nhận PUMA là nhãn hiệu nổi tiếng và hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu PUMAH.

Lần này, Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (BIPB) vẫn phán quyết rằng mặc dù nhãn hiệu của PUMA rất phổ biến trong ngành hàng quần áo và giày dép, nhưng người dùng vẫn sẽ không bị nhầm lẫn giữa hai công ty. Do đó, PUMAH vẫn không bị vô hiệu hóa nhãn hiệu.

Kháng cáo lên Tòa án Tối cao Bắc Kinh

Không thể chấp nhận thất bại này, PUMA đã kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao với những lý lẽ sau đây:

Thứ nhất là nhãn hiệu bằng chữ của hai thường hiệu này rất giống nhau.

Thứ hai là tên tiếng Anh của hai nhãn hiệu. Nhãn hiệu bị kiện (PUMAH) chứa toàn bộ từ PUMA, và việc bổ sung chữ “H” vào nhãn hiệu thực sự không tạo ra thêm bất kỳ sự khác biệt nào: Tên của cả hai nhãn hiệu này đều sẽ được phát âm giống nhau.

Thứ ba là phần tiếng Trung của hai nhãn hiệu. Cả hai công ty đều dùng tên tiếng Trung là "BIAO MA” và cách phát âm cũng tương tự nhau. Đây rõ ràng là một trường hợp đạo nhái.

Logo của hai bên rõ ràng rất giống nhau, từ phông chữ cho đến hình vẽ. Điều này chắc chắn sẽ làm khách hàng phát sinh sự nhầm lẫn.

Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cho PUMA

Cuối cùng, Tòa án Bắc Kinh đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cho PUMA đối với các mặt hàng giày dép, quần áo... Đồng thời, các yếu tố cấu thành tên, hình thức và cách phát âm của nhãn hiệu PUMAH được coi là giả mạo nhãn hiệu PUMA. Vì vậy, sau một thời gian dài chiến đấu, thương hiệu PUMA đã được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng ở Trung Quốc và có thể hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu “PUMAH” theo Điều 13.3 của Luật Nhãn hiệu Trung Quốc 2013.

Nếu không được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, sẽ rất khó để PUMA hủy bỏ hiệu lực của PUMAH bởi hai công ty kinh doanh hàng hóa khác nhau nên ít có khả năng gây nhầm lẫn.

Nhãn hiệu nổi tiếng có đặc quyền rất lớn. Những nhãn hiệu này không chỉ có khả năng ngăn các doanh nghiệp cùng ngành mà còn có thể ngăn những doanh nghiệp khác ngành sử dụng tên trùng hoặc tên tương tự với họ.

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.

Sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang

Sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Chẳng ai có thể nghi ngờ được giá trị tri thức khổng lồ của những sản phẩm trong ngành thời trang, cho dù đó là thời trang may sẵn hay thời trang cao cấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ vẫn còn chưa chú ý đến việc bảo vệ những tài sản trí tuệ đó.

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp và làm việc với Phó Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp và làm việc với Phó Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Sáng ngày 6/9/2022, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đã tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) do ông Hasan Kleib, Phó Tổng giám đốc WIPO phụ trách lĩnh vực phát triển quốc gia và khu vực, dẫn đầu.

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nước hoa N°5 của CHANEL được tung ra thị trường vào năm 1921 và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng. Kể từ đó, dòng nước hoa này đã bị nhiều nhãn hàng bắt chước, đạo nhái. Và một trong số đó là nước hoa mang nhãn hiệu N°9 của Flower of Story.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  40 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.