PV GAS rơi vào thế khó
Mục tiêu hoàn thành kế hoạch kinh doanh của PV Gas đang gặp thách thức do sản lượng khí khai thác trong nước giảm trong khi nhập khẩu khí LNG bị cạnh tranh gay gắt.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Tại hội nghị về định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ, đại diện PV Gas đã đề xuất các phương án liên quan đến thuê đất, sử dụng hạ tầng cảng biển và phát triển cơ sở hạ tầng khí tại địa phương, đặc biệt là dự án kho cảng LPG tại đảo Cái Tráp.
Ông Huỳnh Quang Hải, Phó tổng giám đốc PV Gas, khẳng định tổng công ty sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Hải Phòng, đồng thời cam kết triển khai nhanh chóng và sớm đưa các dự án của PV Gas vào hoạt động tại thành phố này.
Hiện tại, PV Gas đang khẩn trương thực hiện các công tác kỹ thuật và báo cáo các sở, ngành tại Hải Phòng để xin chủ trương đầu tư và triển khai dự án xây dựng kho cảng LPG PV Gas tại đảo Cái Tráp.
Việc PV Gas đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng khí, đặc biệt là kho cảng khí Cái Tráp, là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển dự án điện khí LNG 1.600 MW tại huyện Cát Hải, một dự án đã được triển khai từ bốn năm trước.
Năm 2020, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã đồng ý cho phép đưa hai dự án điện khí LNG vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, trong đó có nhà máy điện khí LNG tại đảo Cái Tráp, huyện Cát Hải, với công suất 1.600 MW.
Dự án nhà máy điện khí LNG Cái Tráp có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,9 tỷ USD, sử dụng công nghệ tua-bin khí chu trình hỗn hợp và sẽ được triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 có công suất 800 MW dự kiến sẽ vận hành vào năm 2025,và giai đoạn 2 với công suất tương đương vào năm 2028.
Kho cảng LNG của nhà máy sẽ được xây dựng ở phía Đông đảo Cái Tráp, với dung tích bồn chứa khoảng 200.000m3 và hệ thống tái hóa khí, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và phòng chống cháy nổ.
Cảng hàng lỏng tại đảo Cái Tráp, nằm tách biệt với khu vực cảng hàng hóa, có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải từ 40.000-90.000 DWT, phù hợp với nhu cầu vận chuyển khí cho nhà máy điện khí LNG.
Dự án các nhà máy điện khí LNG tại Hải Phòng được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho thành phố và khu vực miền Bắc, hỗ trợ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng trong tương lai.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, công suất cực đại của thành phố sẽ tăng mạnh từ 1.348 MW năm 2020 lên 2.112 MW vào năm 2025, 2.986 MW vào năm 2030 và 3.989 MW vào năm 2035, đòi hỏi nguồn cung năng lượng bổ sung đáng kể.
Tại Thái Bình, PV Gas đã đề xuất UBND tỉnh phương án cấp khí LNG cho nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình và các hộ tiêu thụ công nghiệp trong khu vực, tận dụng mạng lưới ống khí hiện có của công ty.
Giai đoạn 1 của dự án sẽ triển khai kho nổi tái hoá khí ngoài khơi và kết nối với hệ thống ống khí Thái Bình hiện hữu, trong khi giai đoạn 2 sẽ cấp khí từ kho LNG của PV Gas tại Nam Định hoặc Hải Phòng.
Dự án nếu được triển khai sẽ có doanh thu dự kiến đạt khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, đóng góp vào ngân sách tỉnh Thái Bình khoảng 2.500 tỷ đồng mỗi năm.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, ông Ngô Đông Hải, cho biết tỉnh sẽ hỗ trợ PV Gas trong việc nghiên cứu và phát triển kho cảng LNG có quy mô lớn, đảm bảo phương án dài hạn không chỉ cho Thái Bình mà còn cho cả khu vực miền Bắc.
Mục tiêu hoàn thành kế hoạch kinh doanh của PV Gas đang gặp thách thức do sản lượng khí khai thác trong nước giảm trong khi nhập khẩu khí LNG bị cạnh tranh gay gắt.
Đối tác Nhật Bản sẽ hỗ trợ PV Gas D trong việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh phân phối khí thấp áp tại Việt Nam.
Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.