Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Nguyễn Cảnh Thứ bảy, 14/09/2024 - 17:15

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.

Bộ Giao thông vận tải đã gửi báo cáo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố liên quan để báo cáo Thủ tướng.

Theo quy hoạch chung xây dựng TP. Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến 2050, về định hướng phát triển không gian đô thị, đất phần cảng ven sông Cấm (trong đó có cảng Hoàng Diệu) sẽ được di dời dành cho phát triển các khu chức năng đô thị.

Quy hoạch giao thông đường bộ xác định sẽ xây dựng cầu Nguyễn Trãi, cầu Hoàng Văn Thụ bắc qua sông Cấm.

Như vậy, dự kiến đến năm 2025, Hải Phòng sẽ di dời toàn bộ cảng Hoàng Diệu để nhường chỗ cho những cây cầu bắc qua sông Cấm và quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

Báo cáo của liên danh tư vấn Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) - Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải (CCTDI) nêu, hạng mục đầu tư tuyến đường sắt kết nối cảng Vật Cách và ga Vật Cách cần được hoàn thành trong năm nay để đảm bảo di dời ga Hoàng Diệu trong năm 2025 cũng như bóc dỡ đường sắt, chuyển giao các đoạn tuyến từ ga Hải Phòng ra các cảng hiện tại cho địa phương sử dụng thành đường sắt đô thị.

Cũng theo hồ sơ xin ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, liên quan tới tuyến đường sắt xây mới Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, theo kết quả nghiên cứu bước báo cáo cuối kỳ của quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, sẽ đầu tư nhánh kết nối tới các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện.

Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng được xác định quy mô là tuyến đường sắt song song với đường bộ cao tốc nối Hà Nội – Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện, khổ 1.435mm.

Đề án chuyển động sau 7 năm

Hoạt động di dời bến cảng Hoàng Diệu, thực tế đã được chuẩn bị từ năm 2017, với việc Bộ Giao thông vận tải và UBND TP. Hải Phòng thống nhất giao Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty CP cảng Hải Phòng (thuộc Vinalines) lập đề án.

Việc này, dựa trên Quyết định 1037/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 và Quyết định 1131/QĐ-TTg của Thủ tướng năm 2016 phê duyệt chủ trương dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc Sông Cấm.

Ngoài ra, một trong những yếu tố liên quan đến di dời bến cảng Hoàng Diệu là quy hoạch chung xây dựng TP. Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1448 ban hành tháng 9/2009 về định hướng phát triển không gian đô thị.

Theo đó, đất phần cảng ven sông Cấm sau khi di dời dành cho phát triển khu chức năng đô thị, ưu tiên công trình dịch vụ công cộng, cây xanh, văn phòng.

Trong tờ trình gửi Thủ tướng hồi tháng 8/2018 về phê duyệt đề án di dời bến cảng Hoàng Diệu thuộc cảng biển Hải Phòng, Bộ Giao thông vận tải khái toán chi phí di dời cảng khoảng 1.826 tỷ đồng.

Lộ trình di dời dự kiến bắt đầu với ba cầu cảng đầu tiên (số 1, số 2, số 3) vào quý I/2020; các cảng còn lại từ quý III/2020 theo hướng dịch chuyển hàng hóa tiếp nhận sang cảng Chùa Vẽ và các cảng hiện hữu trên sông Cấm.

Hai tháng trước, UBND quận Ngô Quyền (TP.Hải Phòng) đã yêu cầu các đại lý/hãng tàu và chủ hàng di chuyển hàng hoá, tài sản ra khỏi các kho, bãi tại cảng Hoàng Diệu trước ngày 22/8/2024.

UBND TP. Hải Phòng cũng xác định tiến độ bàn giao mặt bằng cảng Hoàng Diệu khu vực trụ sở trong tháng 7/2024, khu vực bến 1, 2, 3 trong tháng 9/2024, các khu vực còn lại trong năm 2025.

Cảng Hoàng Diệu là một trong ba bến cảng của Công ty CP Cảng Hải Phòng, giữ vai trò quan trọng của khu vực phía Bắc với công suất 8-10 triệu tấn/năm, có hệ thống đường sắt đồng bộ kết nội với đường sắt quốc gia (Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai) để vận chuyển hàng rời như lưu huỳnh, quặng apatít đến Lào Cai.

Gồm 11 cầu cảng, Hoàng Diệu là bến cảng duy nhất trong khu vực chuyên chở các loại hàng chỉ có thể vận tải bằng đường sắt nhằm phục vụ xuất nhập các tàu từ 5.000 tấn trở lên, thường xuyên tiếp nhận và khai thác được từ 6-7 tàu từ 20.000 – 50.000 tấn giảm tải cùng một thời điểm.

Các cảng khác trong khu vực chỉ tiếp nhận được các tàu hàng ngoài container dưới 20.000 tấn giảm tải.

Vinalines báo lãi 365 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ

Vinalines báo lãi 365 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ

Doanh nghiệp -  5 năm

Ban lãnh đạo Vinalines cho biết, kết quả kinh doanh tích cực đến sau những nỗ lực tác tái cơ cấu tài chính, xử lý tài sản, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, tập trung phát triển khách hàng.

Loạt công trình giao thông giúp bất động sản phía Đông Hải Phòng bứt tốc

Loạt công trình giao thông giúp bất động sản phía Đông Hải Phòng bứt tốc

Bất động sản -  3 tháng

Sau 3 tháng ra mắt thị trường, “viên kim cương xanh” trên đảo Vũ Yên (Hải Phòng) ngày càng tăng nhiệt với sức sống sôi động, diện mạo thăng hạng nhờ cú hích từ loạt công trình hạ tầng trọng điểm đang hoàn thiện từng ngày.

Diễn biến trái chiều của bất động sản Hải Phòng

Diễn biến trái chiều của bất động sản Hải Phòng

Bất động sản -  11 tháng

Chung cư cao cấp và bất động sản công nghiệp tại Hải Phòng đang sôi động trở lại, trong khi đó, đất nền và nhà ở gắn liền với đất vẫn tiếp tục trầm lắng.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  33 phút

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  44 phút

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  4 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  4 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.