Tiêu điểm
Quá tải sân bay: Hòn đá nặng đè lên phát triển du lịch
Việc quá tải tại các sân bay, hãng hàng không gây ra tình trạng mất thời gian cũng như giảm mong muốn tới Việt Nam du lịch của du khách.
Cảng hàng không, sân bay liên tục “phình to”
Theo số liệu được đưa ra bởi Cục trưởng Cục Hàng không trong buổi làm việc với Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng hồi giữa tháng 10, thị trường vận tải hàng không Việt Nam tăng trung bình 16,64%/năm về hành khách, 14%/năm về hàng hoá. Tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt 16,91%/năm về hành khách, 13%/năm về hàng hóa.
Điều này cho thấy ngành hàng không đã có bước phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao.
Tuy nhiên, tình trạng quá tải về kết cấu hạ tầng một số cảng hàng không, sân bay diễn ra ngày càng thường xuyên, đặc biệt tại các sân bay trọng điểm như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh hay Đà Nẵng.
Cảng hàng không Nội Bài có công suất hạ tầng hiện hữu khoảng 21 triệu hành khách nhưng thực tế khai thác năm 2017 đã đạt gần 24 triệu hành khách, gây áp lực tại các nhà ga, khu đỗ, khu hậu cần, hạ tầng giao thông.
Trong hơn 40 năm qua, Việt Nam chỉ thực sự xây mới hoàn toàn và đưa vào vận hành sân bay Phú Quốc và mới nhất là sân bay Vân Đồn. Số còn lại hầu hết được nâng cấp từ sân bay quân sự trên những quỹ đất hạn chế, khiến khả năng mở rộng rất ít.
So với các quốc gia trong khu vực, công suất sân bay Việt Nam cũng thua kém khá xa khi toàn bộ 21 sân bay cộng lại mới bằng một sân bay lớn nhất tại Bang Kok (Thái Lan), Changi (Singapore) hay Kuala Lumpur (Malaysia).
Công suất phục vụ đạt 75 triệu khách mỗi năm nhưng trên thực tế, các sân bay của Việt Nam đã phục vụ 95 triệu vào năm ngoái và năm nay dự kiến đạt 105 triệu. Riêng sân bay Tân Sơn Nhất có công suất lớn nhất với 25 triệu khách liên tục gặp tình trạng quá tải nhiều năm nay.
Phát triển hàng không song song với du lịch
Không chỉ làm xấu đi hình ảnh du lịch, việc quá tải tại các sân bay, hãng hàng không gây ra tình trạng mất thời gian cũng như giảm mong muốn tới Việt Nam du lịch của du khách. Hàng không không đủ tính cạnh tranh cũng sẽ trở thành rào cản đối với tăng trưởng khách du lịch.
Trả lời phỏng vấn của TheLEADER bên lề Diễn đàn Cấp cao du lịch Việt Nam sáng nay (6/12), Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế Tư nhân, Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình nhận định rằng việc sử dụng sân bay hết công suất đặt ra câu hỏi về việc liệu Việt Nam có thể làm ra công suất lớn hơn và vượt các sân bay khu vực khác hay không.
“Đây là câu chuyện của ứng dụng công nghệ thông tin”, ông nhấn mạnh.
“Đưa vào Internet vạn vật, big data (dữ liệu lớn) hay những thực tiễn tốt nhất về quản trị sân bay, chúng ta có thể hoàn toàn vượt trội”.
Theo ông, hoàn toàn có thể giải quyết bài toán dựa trên ba động lực chính là cải cách hàng chính, hợp tác công tư và cách mạng công nghiệp 4.0. “Tuy nhiên, bài toán này đòi hỏi quyết tâm rất lớn của cả khu vực kinh tế tư nhân cũng như khu vực Nhà nước”.
Bên cạnh hỗ trợ gia tăng công suất sân bay, công nghệ thông tin cũng được vị Chủ tịch FPT nhận định là giải pháp để du lịch Việt cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
“Hiện nay có sự lo ngại rằng những lao động nước ngoài lợi dụng cơ chế tăng hạn thị thực để sang Việt Nam làm việc mà không cần xin phép. Tuy nhiên điều này có thể được giải quyết dễ dàng bằng công nghệ thông tin”, ông nhấn mạnh.
Phó thủ tướng yêu cầu lập phương án mở rộng Sân bay Nội Bài lên 100 triệu khách/năm
Mở rộng sân bay Phú Bài tăng gấp đôi công suất
Theo kế hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế, cảng hàng không quốc tế Phú Bài sẽ được mở rộng hướng tới mục tiêu đón 3 - 3,5 triệu hành khách vào năm 2020 và khoảng từ 6,5 - 7 triệu hành khách/năm vào năm 2025.
Doanh nghiệp lãi lớn nhờ bán đồ lưu niệm tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất
Hệ thống chuỗi của hàng mang thương hiệu Lucky của AST tại các sân bay mang về cho doanh nghiệp này doanh thu khoảng gần 700 tỷ đồng mỗi năm và lợi nhuận sau thuế gần 150 tỷ đồng .
Tại sao chữ 'Tín' tạo nên thành công cho Tập đoàn Bcons
Tập đoàn Bcons đang để lại khá nhiều dấu ấn đẹp trên thị trường bất động sản phía Nam. Chữ "Tín" chính là chìa khoá giúp doanh nghiệp này gặt hái được thành công và tiến nhanh trên hành trình phát triển thành tập đoàn đa ngành.
Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá
Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Phía sau ánh hào quang
Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?
Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.
Dịch vụ là văn hoá
Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.
Nắm lấy những cơ hội chuyển mình
Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.
Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị
Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.