Diễn đàn quản trị
Quản trị doanh nghiệp: Một lời yêu thương sẽ thuyết phục tất cả
Trong công việc, tình thương yêu giống như gieo cái gì nhận cái đó, gieo thương yêu sẽ nhận thương yêu.
“Sản phẩm cháo của mình cũng đi từ công thức yêu thương: 20g gạo nâng niu, 10g thịt tôm trìu mến, 5g bí ngô bình yên, 1g vitamin tha thiết… Tôi muốn nói với tất cả công nhân hãy làm bằng yêu thương vì sản phẩm của mình dành cho trẻ nhỏ, kể cả con mình ăn cũng không ngại. Đó là trách nhiệm của người sản xuất”.
Chị Lê Thị Thanh Lâm, Phó TGĐ Sài Gòn Food đã chia sẻ như thế trong tọa đàm Quản trị bằng yêu thương do TheLEADER tổ chức nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tại TP. HCM. Chị là tác giả Người Thả Diều, cuốn sách truyền cảm hứng rất nhiều cho startup, người góp phần đưa Sài Gòn Food trở thành công ty dẫn đầu trong ngành thức ăn tươi và thức ăn chế biến, xuất khẩu.
Chị Thanh Lâm chia sẻ: “Tôi luôn tự nhận mình là người bán cá, bán xôi, bán cháo, và giờ thêm cả… bán diều nữa! Tôi rất tâm đắc với chủ đề cuộc tọa đàm Phụ nữ quản trị bằng yêu thương. Đó là ý tưởng lấy từ quyển sách cùng tên của tác giả David Devin, tôi đã đưa đề tài này áp dụng cho doanh nghiệp của mình, kêu gọi mọi người đối xử với nhau bằng tình yêu thương
Trong xã hội Việt Nam, chuyện bình đẳng giới chưa được coi trọng. Người phụ nữ thành công ngoài xã hội thì giá trị thành công phải nhân đôi, vì việc gia đình vẫn phải quán xuyến, vừa đi chợ nấu ăn, vừa chăm sóc con cái học hành.
Tôn vinh người phụ nữ, phải thấy giá trị của người nữ làm doanh nghiệp. Nhưng đâu đó trong nam giới vẫn nghĩ gia đình là của đàn bà. Làm sao để phụ nữ có hạnh phúc, làm sao cho phụ nữ đỡ căng thẳng, đỡ bị stress. 10 năm đầu sau khi ra trường người phụ nữ phải làm vợ, làm mẹ, nên tốc độ thành công không bằng nam giới.
Tôi rất thấm thía câu chị Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ hay nói: “Người phụ nữ thành đạt nhiều, nhưng người phụ nữ Việt Nam thành công và hạnh phúc không nhiều lắm. Tôi nợ con tôi nhiều lắm, vì tôi đã mất rất nhiều thời gian cho PNJ mà đáng lẽ ra phải dành cho việc chăm sóc con cái, gia đình”.
Giật mình nhìn lại, tôi thấy để thành công mà hạnh phúc quả là khó khăn. Tôi muốn nhắn nhủ những người đàn ông rằng: “Hạnh phúc của người phụ nữ là được yêu thương, nam giới ơi hãy yêu thương người phụ nữ của mình!”
Chị Lan Hạnh, chủ thương hiệu Áo tắm Lan Hạnh tỏ ra rất đồng cảm với chị Thanh Lâm: “Tôi có nhà máy hơn 1000 công nhân, mỗi ngày sản xuất 15 ngàn sản phẩm. Làm nghề kim chỉ giống như trong một gia đình lớn, tôi luôn quản trị bằng tình yêu thương.
Sống đến tuổi này rồi, tôi hiểu tiền bạc, danh vọng đều không giá trị bằng những gì từ trong tim. Chỉ cần một ánh mắt từ tâm, một lời yêu thương sẽ thuyết phục tất cả.
Ngày xưa tôi học thanh nhạc, đam mê ca hát, nhưng lại thành công bằng nghề này. Nhiều khi nghĩ tới tuổi này có thể dừng để theo đuổi đam mê, nhưng không thể bỏ đi vì có bao người theo mình, nên vẫn phải ở lại để chăm chút cho doanh nghiệp phát triển.
Sống đến tuổi này rồi, tôi hiểu tiền bạc, danh vọng đều không giá trị bằng những gì từ trong tim. Chỉ cần một ánh mắt từ tâm, một lời yêu thương sẽ thuyết phục tất cả.
Chị Lan Hạnh, chủ thương hiệu Áo tắm Lan Hạnh
Có một điều tôi rất đau lòng là cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều quá nhanh, tâm linh và tình yêu thương theo không kịp, khiến cho rất nhiều người trẻ bị trầm cảm vì thiếu tình yêu thương, thiếu nơi nương tựa về tâm linh, làm cho thế giới này rất u ám".
Trong một gia đình mà vợ chồng đều là doanh nhân, ông xã chị là anh Trần Văn Ái, Chủ tịch HĐQT Cinestar, vừa đầu tư đại học, làm chứng khoán, thì người phụ nữ cũng phải hy sinh để hài hòa giữa công việc và gia đình. Chị Lan Hạnh kể: “Cho dù làm giám đốc doanh nghiệp thì người phụ nữ vẫn phải lùi một bước trong gia đình. Trong công việc, tình thương yêu giống như gieo cái gì nhận cái đó. Gieo thương yêu sẽ nhận thương yêu.
Đầu tư mới nhất của ông xã mình là làm rạp chiếu phim. Người Việt Nam phải mua vé rất đắt để vào rạp, trung bình từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng/vé, nếu giảm đi một nửa sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân có thu nhập thấp được vào rạp.
Xuất phát từ mong muốn mang văn hóa đến cho mọi thành phần xã hội, chồng tôi đã quyết định mở rạp đầu tiên ở Đà Lạt. Khi ấy rất nhiều tập đoàn đều từ chối đầu tư ở đây, vì cho rằng 7-8 giờ tối Đà Lạt vắng tanh rồi. Mình nhìn dưới góc độ mới, hàng ngàn người đến Đà Lạt du lịch mà không có một rạp chiếu phim, giới trẻ Đà Lạt cũng chẳng có một nơi thưởng thức văn hóa cho ra hồn.
Mình động viên ông xã cứ mạnh dạn mở, nếu thiếu hụt sẽ bù tiền từ kinh doanh áo tắm. Mở bằng cái tâm, bằng sự yêu thương cho giới trẻ Đà Lạt, không ngờ một năm chúng tôi đạt doanh thu bằng ba năm so với nơi khác, sự trả lại cho mình lớn hơn nhiều. Mình đứng sau, động viên, hy sinh. Tôi nghĩ yêu thương là chìa khóa để mở hết mọi cánh cửa.
Cũng từ cụm rạp Cinestar, sau hai năm chúng tôi đã ép các cụm rạp nước ngoài phải hạ giá vé xuống đồng loạt còn từ 49 ngàn đồng đến 45 ngàn đồng/vé. Đó là nỗ lực cho văn hóa Việt, ủng hộ nhà sản xuất phim Việt Nam, giúp văn hóa đi vào đời sống người lao động. Vì nếu không có người làm phim nữa thì văn hóa Việt Nam sẽ bị mất mát rất nhiều.”
Trong không khí đầy xúc động của sự chia sẻ, Lan Hạnh đã không ngần ngại cất tiếng hát tặng bạn bè doanh nhân với ca khúc Cánh thiệp đầu xuân. Tiếng hát của chị chân thành, dịu ngọt, tràn đầy tình cảm, khiến cho lòng người lắng dịu.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Lộc Trời, người đàn ông hiếm hoi có mặt trong buổi tọa đàm thổ lộ: “Cảm ơn những người phụ nữ đã cho tôi cảm xúc và sự sâu sắc về tình yêu thương. Tình yêu thương nếu được nâng lên bằng sự bao dung sẽ làm cho mọi thù hận được hóa giải. Tôi sẽ đem tất cả những chia sẻ hôm nay của các chị về áp dụng cho công việc quản trị của mình, vì nam giới cũng phải quản trị bằng tình yêu thương.
Xuất thân từ một đứa trẻ phải xa cha mẹ từ nhỏ, tha thiết với tình yêu thương gia đình, và lớn hơn là tình yêu thương cộng đồng... tôi nghĩ yêu thương phải đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách.
Làm về nông nghiệp, quyết tâm với nông nghiệp sạch vì xã hội, để có thể nói thẳng, nói thật điều mình suy nghĩ, mong muốn của tôi là được phục vụ xã hội. Ăn chay trường, đưa đạo Phật vào văn hóa doanh nghiệp, tôi muốn đưa sự hướng thiện vượt qua mức bình thường, tạo cảm xúc cho mỗi người.”
Ông Thòn chia sẻ: “Tôi có một người mẹ và bốn người má nuôi, hạnh phúc nhất của tôi là khi được nghe con nói: “Ba là số Một”
Sức mạnh mềm trong kỹ năng lãnh đạo của doanh nhân nữ
Sức mạnh mềm trong kỹ năng lãnh đạo của doanh nhân nữ
Những kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp và sự vươn lên của người phụ nữ, vượt qua các định kiến của xã hội bằng sự yêu thương và trách nhiệm của mình. Đó là những bài học sống đầy quý giá cho mỗi doanh nhân.
Bảy quan niệm sai lầm về phụ nữ làm kinh doanh
Vai trò của nữ giới trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam ngày càng thể hiện rõ nét nhưng theo IFC, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm đang ảnh hưởng đến hình ảnh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nhân nữ và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
Tỷ phú cũng là 'thương hiệu quốc gia'
Ngày nay, khẳng định vị thế của mỗi quốc gia, không chỉ là bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, mà yếu tố hàng đầu là tiềm lực kinh tế, bao gồm cả hai vế dân giầu, nước mạnh, trong đó có sản nghiệp của các tỷ phú.
Tọa đàm “Phụ nữ quản trị bằng yêu thương”
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2018, TheLEADER tổ chức tọa đàm về kinh nghiệm và kỹ năng quản trị của các nhà nữ lãnh đạo doanh nghiệp, tại Tòa soạn TP.HCM sáng ngày 7/3.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.