Quản trị dữ liệu là thách thức mới của toàn nhân loại

Việt Hưng - 10:01, 22/12/2018

TheLEADERNếu như trước đây Big Data và Trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ trong tầm nhìn của các chuyên gia máy tính, thì ngày nay đã ảnh hưởng đến xã hội với sự phát triển chưa từng thấy của kiến thức.

Những năm đầu tiên của thế kỷ 21 là thời kỳ khởi đầu cho công nghệ thông tin kéo theo nhu cầu gia tăng trong quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Mọi quy trình hoạt động hay các quyết định được đưa ra đều phụ thuộc vào dữ liệu được chia sẻ trong hệ thống thông tin. 

Nếu như chất lượng của dữ liệu không tốt thì hoạt động của công ty sẽ gặp vấn đề, thậm chí là sụp đổ. Với đà phát triển số hoá ngày nay, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm và  đầu tư nhiều hơn cho những dữ liệu quan trọng của họ.

Từ nhận thức về nhu cầu thị trường, Orchestra Networks, một công ty được thành lập năm 2000 có trụ sở tại Pháp, đã xác định DNA của mình sẽ là công việc “quản lý dữ liệu”, từ đó cung cấp cho thị trường một giải pháp tối ưu cho hoạt động quản trị dữ liệu.

“Chúng tôi đã thành lập công ty dựa trên ý tưởng của một công nghệ quản lý dữ liệu tiên tiến mà chưa có tên gọi vào thời điểm đó” – Ông Pierre Bonnet, đồng sáng lập Orchestra Networks cho biết.

Trong bối cảnh những năm 2000 với “bong bóng Internet" dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đầy khó khăn ấy, Orchestra Networks đã bắt đầu hành trình bằng việc tập trung nguồn lực vào việc phát triển phiên bản đầu tiên của sản phẩm. Mục tiêu là hỗ trợ một số khách hàng đầu tiên của công ty trong việc chuẩn bị hoạt động của họ cho giai đoạn sau khủng hoảng. 

“DNA của công ty chúng tôi không hề thay đổi kể từ khi thành lập” - Ông Pierre Bonnet chia sẻ.

Một doanh nghiệp đã hoạt động gần 20 năm với DNA không hề thay đổi, nhưng linh hoạt trong từng giai đoạn cho thấy rõ tầm nhìn chiến lược của các nhà đồng sáng lập.

Trong 5 năm đầu, Orchestra Networks là một công ty khởi nghiệp với khả năng tài chính hạn chế, tập trung vào một đội ngũ kỹ sư phần mềm tinh gọn để xây dựng ngay từ đầu một nền tảng quản lý dữ liệu vữngchắc. 

Doanh nghiệp khởi nghiệp không phát triển nhanh có trong tay một công nghệ đầy hứa hẹn với những khách hàng mới nhưng trung thành. Chỉ trong vòng 2 năm, các Co-founders đã quyết định mua lại toàn bộ cổ phần từ các nhà đầu tư.

Quản trị dữ liệu là thách thức mới của toàn nhân loại
Ông Pierre Bonnet, đồng sáng lập Orchestra Networks

Từ năm 2005 đến 2010, công ty bắt đầu làm việc với nhiều khách hàng hơn, chuyển mình đến giai đoạn khởi nghiệp tiếp theo và mở rộng hoạt động từ Châu Âu sang Mỹ vào cuối năm 2010.

Sau 5 năm nỗ lực, công nghệ của Orchestra Networks đã được thị trường đón nhận và được đặt tên là “Master DataManagement” (MDM), từ đó công ty hoàn toàn chú tâm vào công nghệ này. Orchestra Networks trong thời điểm này không còn là một doanh nghiệp khởi nghiệp nữa mà là một công ty tầm trung với mức phát triển hợp lý trên toàn cầu.

Trong năm 2011, Orchestra Networks đã tăng tốc khả năng phát triển các tính năng tiên tiến và ưu việt hơn cho sản phẩm bằng cách hợp tác với một đối tác CNTT tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn "Smart-up" sau trạng thái khởi động thuần túy.

Khi một công ty đang phát triển nhanh chóng, mở rộng hoạt động trong một thời gian ngắn tại nhiều địa điểm mới, phải thiết lập nhiều đội ngũ mới và hỗ trợ thêm nhiều khách hàng mới, nó phải đối mặt với nguy cơ mất đi DNA của chính mình.

Orchestra Networks đã làm việc với một ý thức rất rõ về khái niệm “Smart-up” để ghi nhớ rằng sự tăng trưởng sẽ không có ý nghĩa gì nếu DNA của công ty sụp đổ. Triết lý quan trọng mà công ty luôn tin tưởng và đặt lên hàng đầu là “Thành công của ngày hôm nay không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục vào ngày mai”, và “Orchestra Networks là một công ty vì con người hơn là công ty phần mềm đơn thuần”.

Hành trình phát triển bền vững

Hiện Orchestra Networks đang bước vào một giai đoạn mới của sự phát triển, chuyển mình từ Smart-up sang doanh nghiệp bền vững. Và cơ sở thực hiện bước chuyển mình này là quá trình xây dựngvà giữ vững DNA doanh nghiệp từ giai đoạn trước

“Chúng tôi có một lộ trình phát triển sản phẩm đầy tham vọng để làm phong phú thêm các giải pháp và tính năng thông minh của sản phẩm nhằm tăng tốc hơn trong khả năng đổi mới sáng tạo và hành động” - Ông Pierre Bonnet nói.

Giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp là liên tục cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách luôn luôn lắng nghe nhu cầu từ khách hàng và giữ vững mối liên kết với hệ sinh thái, tiếp tục đầu tư để triển khai sản phẩm trên các hệ thống thiết bị khác ngoài máy tính để bàn như: điện thoại thông minh, máy tính bảng, các thiết bị kết nối.

Sản phẩm sẽ phải đối mặt với các trường hợp sử dụng mở rộng hơn vượt ra khỏi quản lý dữ liệu thuần túy và quản lý dữ liệu tổng thể để tìm ra đáp số cho bất kỳ vấn đề về quản lý dữ liệu nào mà doanh nghiệp gặp phải.

Là công ty cung cấp giải pháp phần mềm quản lý dữ liệu, cụ thể là một nền tảng toàn diện về "Quản Lý Dữ Liệu Gốc -Master Data Management", sản phẩm của Orchestra Networks được tích hợp vào trung tâm hệ thống thông tin của cá cdoanh nghiệp nhằm quản trị và nâng cao chất lượng dữ liệu, giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh của mình.

Qua chặng đường gần 20 năm với 3 giai đoạn phát triển, Orchestra Networks hiện có 6 trụ sở tại 6 quốc gia Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Việt Nam, Singapore thuộc 3 Châu lục; doanh thu trên 20 triệu Euro và được hãng phân tích uy tín Gartner xếp trong nhóm dẫn đầu ‘Leader’ về công nghệ MDM từ 2016.

Quản trị dữ liệu là thách thức mới của toàn nhân loại 1
Orchestra Networks hiện có 6 trụ sở tại 6 quốc gia Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Việt Nam, Singapore

Sức mạnh của dữ liệu

Dữ liệu hiện là một phần trong tất cả các khía cạnh cuộc sống: giáo dục, thể thao và giải trí, tổ chức thành phố, y tế và tài chính. Có mặt trong các vật dụng hàng ngày, từ chiếc xe được kết nối đến tivi thông minh, dữ liệu trở thành một phần quan trọng và khó để thay thế trong sự tồn tại và tạo ra những kiến thức mới cho chính bản thân chúng ta.

Dữ liệu biết nhiều hơn về chúng ta hơn là chúng ta biết về dữ liệu và chúng phát triển nhanh đến mức mà ta đang phải vật lộn để theo sát được quá trình đó. Có thể ví dữ liệu như một "siêu nhận thức" mà nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể hỗ trợ làm tăng khả năng trí tuệ của con người.

Mặt khác, dữ liệu cũng được liên kết với nhiều dữ liệu lớn hơn để tạo ra một mạng lưới “siêu nhận thức”. Big Data chính là ma trận này, nó trang bị cho con người cái nhìn tốt hơn về môi trường xung quanh.

Đây chính là cơ hội tốt để giúp con người giải quyết được các vấn đề phức tạp và các hệ thống đang vận hành trên trái đất. Có thể nói một thế giới mới đang được xây dựng trên một ma trận “siêu nhận thức” và “những người ra quyết định thay thế”.

“Một sự thay đổi lớn đang đến, thế giới này sở hữu khối lượng dữ liệu rất lớn về cuộc sống của mỗi người và thậm chí có thể đưa ra quyết định thay cho chúng ta” là nhận định của ông Pierre Bonnet, Co-founder Orchestra Networks.

Mặt trái của Big Data và AI

Mặc dù dữ liệu có nhiều tiềm năng tích cực đóng góp cho sự phát triển của nhân loại, tuy nhiên nó có mặt trái tương đối khó lường và mang đến nguy cơ khi ta quản trị không tốt. 

Và một trong những nguy cơ lớn nhất khi ta sử dụng dữ liệu và “siêu nhận thức” mà không có kiểm soát, chính dữ liệu và “siêu nhận thức” sẽ quay lại bủa vây cuộc sống của chúng ta. Các ứng dụng của Big Data chưa được biết tới phổ biến vì dữ liệu vẫn đang ở trong thời kỳ sinh sôi phát triển.

Hiện nay vẫn còn quá sớm để chúng ta biết được nên sử dụng Big Data thế nào để mang lại điều tốt và giảm tác hại cho nhân loại.

Ông Pierre Bonnet cho biết: "Ranh giới giữa ứng dụng tích cực hoặc tiêu cực của Big Data và AI rất mong manh. Một mặt, xã hội tiếp tục tăng trưởng chóng mặt để đáp ứng nhu cầu của mình bằng cách loại bỏ các ảnh hưởng từ bên ngoài, và Big Data và AI được sử dụng để theo đuổi một sự phát triển không bền vững cho hành tinh này. Mặt khác, xã hội sử dụng Big Data và AI để thúc đẩy tăng trưởng tương thích với một hành tinh bền vững, phục vụ tất cả mọi người như nhau, và tận dụng lợi thế của việc quản lý kiến thức tốt hơn".

Quản trị dữ liệu là thách thức mới của toàn nhân loại 2
Doanh thu Orchestra Networks trên 20 triệu Euro và được hãng phân tích uy tín Gartner xếp trong nhóm dẫn đầu ‘Leader’ về công nghệ MDM từ 2016

Vai trò của MDM và smart-up trong ứng dụng Big Data và AI

Nếu chúng ta liều lĩnh để Big Data và công nghệ AI dẫn dắt phát triển một cách không kiểm soát, sẽ chẳng có gì tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Chúng ta phải tìm ra một cách thức “lý trí” về việc sử dụng kiến thức công nghệ, và không lặp lại cùng một sai lầm mà chúng ta đã phạm phải như trong việc sử dụng nguồn năng lượng dầu mỏ.

Để khuyến khích phát triển bền vững, các nhà chính trị gia và quản lý cấp cao phải nhận thức hệ thống công nghệ thông tin một cách chiến lược. Sự thịnh vượng của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng quản lý thông tin như một tài sản thực thụ.

Quy luật về sự minh bạch, khả năng tìm nguồn gốc và cách quản trị phù hợp tài sản này là điều kiện tiên quyết cho thành công trong việc thực hiện các quy định vận hành của doanh nghiệp. MDM (Master Data Management), giải pháp của Orchestra Networks, mang lại cho các công ty một cơ sở lưu trữ trung tâm trong quản lý các dữ liệu thuộc nhóm (Master Data - Dữ liệu chủ) và (Reference Data - Dữ liệu tham khảo).

Giải pháp này sẽ nâng cao chất lượng dữ liệu và mang lại khả năng quản trị dữ liệu một cách toàn diện, là điều kiện không chỉ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn tương lai của hành tinh.

Trong những hệ thống phức tạp, thật khó có thể biết được liệu quyết định của chúng ta có phải là quyết định tốt nhất cho tương lai không. Bền bỉ, tự tin và không bỏ cuộc là điều kiện then chốt cho thành công. Đây cũng chính là tinh thần của“Smart-up" – một “think tank” được thành lập bởi ông Pierre Bonnet.

Smart-up chính là nơi thực hiện sự chuyển giao từ phát triển chóng mặt của của nhân loại sang phát triển vững chãi bằng cách chia sẻ những kiến thức đạo đức và tích cực. Đặc biệt là trong việc chia sẻ cách thực hiện các dự án về dữ liệu công bằng, Big Data và AI để bảo vệ loài người cũng như thế giới này.

“Hành tinh của chúng ta đang gặp nguy hiểm vì sự tăng trưởng chóng mặt và không tương thích với việc khai thác các nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ. Nhân loại phải thích nghi với mô hình tăng trưởng của mình bằng cách quản lý kiến thức tốt hơn. Big Data và AI có thể là phao cứu sinh của chúng ta. Chúng là những công cụ mạnh mẽ như năng lượng hạt nhân và đòi hỏi những áp dụng tinh tế và tối ưu nhất” – Ông Pierre kết luận.