Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Quảng Nam đang thiếu hơn 1.100ha đất so với tổng diện tích của 14 khu công nghiệp đã được cấp chủ trương đầu tư.
Cụ thể, hiện tỉnh Quảng Nam có 14 khu công nghiệp (KCN) đã có quyết định chủ trương đầu tư, đã và đang triển khai thực hiện với tổng diện tích khoảng 3.677ha. Trong đó, 11 KCN (diện tích gần 3.000ha) trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai và 3 KCN ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai.
So với chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp được Thủ tướng phân bổ tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 thì đến năm 2025 (2.525ha), Quảng Nam còn thiếu khoảng 1.150 ha so với tổng diện tích đất của 14 KCN nêu trên.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đến năm 2030, tỉnh Quảng Nam dự kiến phát triển thêm 5 KCN (đã có nhà đầu tư đăng ký và đang được thẩm định, lập hồ sơ chấp thuận chủ trương gồm: KCN cơ khí ô tô Trường Hải mở rộng (115ha), KCN Nam Thăng Bình (500ha), KCN Bắc Thăng Bình (246ha), KCN Phú Xuân (108 ha), KCN Tam Anh 3 (180 ha).
Tổ hợp cơ khí Thaco Chu Lai là trung tâm cơ khí đa dụng đầu tiên tại miền Trung
Hiện nay, ghi nhận việc các nhà đầu tư đăng ký lập hồ sơ, thủ tục, trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng và KCN Nam Thăng Bình. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì điều kiện đáp ứng là phải đảm bảo đủ chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất mới xem xét, trình cấp chủ trương đầu tư cho dự án.
"Do thiếu chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp được phân bổ nên các dự án này chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét", UBND tỉnh Quảng Nam cho biết.
Để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất KCN cho phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2030, làm cơ sở thực hiện thủ tục đề xuất dự án đầu tư các KCN trong thời gian tới…, UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị (hồi tháng 6/2022) Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét, trình Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp của tỉnh Quảng Nam (phân bổ tại Quyết định 326/QĐ-TTg) như sau: tăng chỉ tiêu sử dụng đất KCN của tỉnh đến năm 2030 từ 3.524ha lên 11.944 ha (tăng 8.420 ha); tăng chỉ tiêu sử dụng đất KCN đến năm 2025 từ 2.525 ha lên 5.324 ha (tăng 2.799 ha).
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, vướng mắc hiện nay là quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN có diện tích từ 200 - 500ha, để bồi thường, GPMB phải mất từ 5-7 năm mới hoàn thiện và giao đất cho nhà đầu tư.
Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và môi trường căn cứ vào tỷ lệ giao đất để xác định chỉ tiêu phân bổ đất công nghiệp và yêu cầu: "trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có nhu cầu sử dụng đất phát sinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh phù hợp với quy định hoặc trình Quốc hội xem xét tổng hợp khi điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2026 - 2030) vào năm 2024.", thì Bộ Kế hoạch và đầu tư lại căn cứ vào chỉ tiêu sử dụng đất của Thủ tướng phân bổ để làm cơ sở xem xét, tham mưu chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trong khi đó tại tỉnh Quảng Nam, 14 dự án KCN (đã được cấp có thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư) có diện tích đất 3.528,32 ha nhưng chỉ tiêu phân bổ (tại Quyết định 326 của Thủ tướng) đến năm 2030 chỉ có 3.524 ha. Điều này có nghĩa đến năm 2030, các dự án KCN mới sẽ không được cấp chủ trương đầu tư.
Trường hợp, đến năm 2024 khi điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2026 - 2030) thì mới điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ đất KCN cho tỉnh Quảng Nam, như vậy sẽ không đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.