Quảng Ngãi xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét cho dự án thép Hòa Phát Dung Quất

Trần Anh Chủ nhật, 16/09/2018 - 08:00

Chất nạo vét từ quá trình xây dựng cảng tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đang được chủ đầu tư xin cấp phép nhận chìm ở biển vì không thể tích trữ hay chuyển giao.

Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp phép nhận chìm ở biển và giao khu vực biển cho Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất do tập đoàn Hòa Phát làm chủ đầu tư.

Văn bản cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư dự án, trong quá trình xây dựng Cảng chuyên dùng Hòa Phát Dung Quất, một hạng mục quan trọng thuộc Khu liên hợp, khối lượng vật chất cần nạo vét để xử lý tại khu vực bến cảng, vũng quay tàu và luồng tàu là khoảng 15,5 triệu m3.

Tuy nhiên hiện tại nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc đưa vào bờ để tích trữ tạm thời cũng như chưa tìm được đối tác trong nước có nhu cầu sử dụng cát nạo vét để san lấp mặt bằng. Trong khi đó, việc xuất khẩu cát nạo vét cát cũng gặp nhiều khó khăn do Thủ tướng đã chỉ đạo dừng xuất khẩu mọi loại cát.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, ngày 9/8, địa phương này đã có công văn số 4697 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phướng án nhận chìm ở biển đối với vật chất nạo vét trong quá trình thi công xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Để thực hiện việc nhận chìm này, Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất đã hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép (có bổ sung nội dung nhận chìm vật chất nạo vét). Báo cáo này đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua.

Sau đó, chủ đầu tư đã cùng đơn vị tư vấn tiếp thu của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, bổ sung các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định và đã trình lại Bộ Tài nguyên và Môi Trường.

"Đề kịp thời tháo gỡi khó khăn, vướng mặc, góp phần thúc đẩy tiến độ của Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, trên cơ sở kiến nghị của CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ, đẩy nhanh việc phê duyệt hồ sơ đề xuất nhận chìm vật chất nạo vét", văn bản của tỉnh Quảng Ngãi viết.

Trước đó, việc nhận chìm ở biển đối với chất nạo vét trong quá trình thi công xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã được đề cập trong một văn bản của UBND tỉnh Quảng Ngãi hồi tháng 6.

Tập đoàn Hòa Phát xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Quảng Ngãi
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất là dự án tham vọng nhất của tập đoàn Hòa Phát với tổng mức đầu tư lên đến 52.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 được triển khai từ tháng 2/2017, công suất 2 triệu tấn/năm thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao.

Trong giai đoạn 2, dự án sản xuất 2 triệu tấn một năm thép dẹt cán nóng phục vụ cơ khí chế tạo. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành đi vào sản xuất cuối năm 2019.

Khu liên hợp được xây dựng không chỉ kỳ vọng đưa Hòa Phát trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Đông Nam Á mà còn hứa hẹn chắp cánh cho tỉnh Quảng Ngãi.

Ngay từ khi tập đoàn Hòa Phát đề xuất thực hiện dự án, tỉnh Quảng Ngãi đã cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoàn thành đúng tiến độ dự án tỷ đô này.

Vào giữa tháng 6 vừa qua, khi chỉ còn vài tháng nữa là giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào vận hành, Hòa Phát Dung Quất vẫn gặp phải vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, nhiều diện tích xây dựng nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất như mặt bằng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát (39,1ha), mặt bằng nhà máy sản xuất hợp kim sắt (32,1ha), mặt bằng Cấp nước thô (16ha) và mặt bằng khu nhà ở công nhân đều chưa thể giải phóng hết mặt bằng do xảy ra tranh chấp với dân cư hoặc vướng mắc chưa được xử lý.

Tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp để giải quyết các tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại khu công nghiệp này. Trong thông báo gửi đi sau đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu UBND huyện Bình Sơn và UBND xã Bình Đông phải xử lý các vấn đề ngay trong tháng 6.

Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, cuối tháng 7 vừa qua, tập đoàn Hòa Phát mới chuyển hơn 180 tỷ đồng hoàn trả ngân sách cho tỉnh Quảng Ngãi kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đợt 1.

Phần lớn số tiền này sau đó đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi xin ý kiến thường trực HĐND tỉnh phân bổ vào các dự án hỗ trợ phục vụ cho Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất và đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất.

Cụ thể, dự án Kè chắn cát cảng Dung Quất được bổ sung 70 tỷ đồng để đủ điều kiện khởi công. Theo một biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và tập đoàn Hòa Phát, dự án kè chắn này sẽ được hoàn thành trước khi giai đoạn 1 của Khu liên hợp sản xuất gang thép đi vào hoạt động.

Dự án đê huyện Bình Sơn được bổ sung 20 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm ngăn mặn, giữ ngọt và đảm bảo cấp nước cho Khu liên hợp gang thép Hóa Phát Dung Quất khi đi vào hoạt động.

Ngoài ra, dự kiến hơn 70 tỷ đồng được bổ sung cho dự án Đường Trì Bình – Cảng Dung Quất giai đoạn 1 để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đồng bộ và kết nối với tuyền đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Riêng 20 tỷ đồng còn lại sẽ được bổ sung cho dự án đập ngăn mặn Bình Nguyên và Bình Phước để khởi công.

Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất vẫn chưa có đủ mặt bằng dù sắp hoạt động

Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất vẫn chưa có đủ mặt bằng dù sắp hoạt động

Doanh nghiệp -  6 năm
Các tranh chấp đất và vướng mắc vẫn đang diễn ra trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất mặc dù giai đoạn 1 của dự án dự kiến đi vào vận hành trong quý 3 năm nay.
Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất vẫn chưa có đủ mặt bằng dù sắp hoạt động

Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất vẫn chưa có đủ mặt bằng dù sắp hoạt động

Doanh nghiệp -  6 năm
Các tranh chấp đất và vướng mắc vẫn đang diễn ra trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất mặc dù giai đoạn 1 của dự án dự kiến đi vào vận hành trong quý 3 năm nay.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  58 phút

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  1 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  2 giờ

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  2 giờ

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Đọc nhiều