Tiêu điểm
Quảng Ninh 'test' năng lực cấp dưới qua lá phiếu doanh nghiệp
Việc trưng cầu ý kiến doanh nghiệp thường xuyên hàng năm đã giúp tỉnh Quảng Ninh xác định những nút thắt trong công tác điều hành, duy trì vị trí nhóm các tỉnh tiên phong của cả nước.
Ngày 24/1/2018, Lễ công bố chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương - DDCI Quảng Ninh 2017 với chủ đề “DDCI và sự cầu thị của chính quyền thông qua sáng kiến SNA” được UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại TP. Hạ Long.
Đo lường mức độ ủng hộ chính quyền qua mạng xã hội
Đây là năm thứ 3 Quảng Ninh tổ chức sự kiện này. Tại lễ công bố, năng lực điều hành kinh tế của 35 đơn vị gồm 14/14 địa phương và 21 sở, ngành trên địa bàn tỉnh sau khi được 1.500 doanh nghiệp cân đo, bình xét theo các tiêu chí trong lá phiếu và được ban tổ chức công bố công khai.

Ông Trần Duy Long, Phó trưởng ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Quảng Ninh (IPA) cho biết, bảng xếp hạng năm nay được đưa ra dựa trên 8 trụ cột chính, gồm: tính minh bạch, tính năng động của hệ thống chính quyền, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp, trách nhiệm người đứng đầu.
Theo kết quả công bố, có 5 địa phương lần lượt đứng đầu trong bảng xếp hạng DDCI Quảng Ninh năm 2017 là TX. Cẩm Phả, TX. Quảng Yên, TP. Móng Cái, TP. Uông Bí và TP. Hạ Long.
Riêng chỉ số thành phần trách nhiệm người đứng đầu thuộc về ba địa phương gồm TP. Móng Cái, TP. Hạ Long và huyện Ba Chẽ.
Về khối sở, ngành lần lượt là Cục Hải quan Quảng Ninh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thuế, Sở Giáo dục và đào tạo, Ban Quản lý khu kinh tế được cộng đồng doanh nghiệp bình xếp trong top đầu, trong đó chỉ số thành phần trách nhiệm người đứng đầu là lãnh đạo của ba đơn vị Cục Hải quan, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và môi trường.
Ông Long cho biết thêm, năm 2017 là năm đầu tiên IPA triển khai chương trình thí điểm triển khai tương tác với cộng đồng doanh nghiệp qua mạng xã hội (gọi tắt là SNA) với mục tiêu đưa người dân, doanh nghiệp tới gần hơn tới các cơ quan quản lý.
Tại lễ công bố, nhiều đại biểu cho rằng, DDCI Quảng Ninh là minh chứng và kết quả cụ thể nhất của chính sách nhất quán cầu thị và lắng nghe doanh nghiệp của chính quyền tỉnh qua các thời kỳ.
Đây cũng là bức tranh rõ nét DDCI giúp tất cả các đơn vị tham gia đánh giá phân tích bức tranh chi tiết hơn về năng lực, kết quả và tác động của hoạt động điều hành kinh tế.
Việc trưng cầu ý kiến doanh nghiệp thường xuyên hàng năm một mặt giúp tỉnh Quảng Ninh xác định những nút thắt trong công tác điều hành, là bài “test” để đo năng lực cấp dưới, mặt khác sẽ tạo ra sự thi đua, cạnh tranh một cách lành mạnh giữa các cơ sở trong công cuộc xây dựng một môi trường sống văn minh, môi trường kinh doanh minh bạch, công khai và tăng trưởng bền vững.
DDCI - công cụ hiệu quả
Đánh giá về hoạt động này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, việc xây dựng, triển khai bộ chỉ số DDCI tuy không phải là sáng kiến là của Quảng Ninh nhưng đã được Quảng Ninh triển khai bài bản, chuyên nghiệp.
Chủ tịch VCCI đánh giá cao sự dũng cảm của các địa phương, sở, ban, ngành trong việc tự giác “soi” mình trước người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Công tác làm hài lòng người dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiều dư địa, còn rất nhiều việc phải làm.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận, bộ chỉ số DDCI mà Quảng Ninh đang thực hiện là công cụ ít tốn kém, dễ làm nhưng lại có tác động ngay lập tức.
"Do đó, các địa phương cần sử dụng bộ chỉ số này như một công cụ đầu tiên và trước tiên để đánh giá và lựa chọn cán bộ, như vậy sẽ tạo động lực nội sinh, tạo sự bền vững của quá trình phát triển", ông Cung nói.
Theo Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Quảng Ninh Phạm Văn Thể, bộ chỉ số DDCI không những sẽ tạo nên sự công khai minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương, cơ sở mà còn góp phần quan trọng để doanh nghiệp nhận thấy rõ hơn vai trò tầm quan trọng của mình trong công cuộc cải cách hành chính, từ đó củng cố niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh, tạo động lực trong đầu tư, phát triển.
Chính nhờ những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năm 2017, Quảng Ninh đã có 2.240 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, (tăng 32% cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký 12.866 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh hiện có khoảng 14.900 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 147.990 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2017, Quảng ninh đã cấp chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 dự án, với tổng mức đăng ký đầu tư 68.920 tỷ đồng. Trong đó, cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 20 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 60.525 tỷ đồng và 19 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), vốn đăng ký 364,96 triệu USD.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 ước đạt 10,2%, vượt kế hoạch và tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 37.600 tỷ đồng.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 27.600 tỷ đồng, tăng 4,5% dự toán đầu năm. Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực tăng tỷ trọng dịch vụ.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, nâng cao năng lực điều hành cấp tỉnh, cấp sở, ngành, địa phương, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nhằm mục đích tạo tiền đề vững chắc để Quảng Ninh duy trì vị trí nhóm các tỉnh, thành phố tiên phong, thực sự là địa chỉ an toàn, hấp dẫn, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Sắp mở toang cánh cửa vào Vân Đồn
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.