Cả chi phí chính thức và không chính thức đang trở thành gánh nặng của hàng nghìn doanh nghiệp.
Các dự án BOT vẫn "tù mù", kém minh bạch.
Đây là nhận định của ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển”do Cổng thông tin Chính phủ vừa tổ chức.
Theo Thứ trưởng Đông, chi phí BOT là chi phí không hợp lý mà doanh nghiệp, xã hội đang phải chịu đựng vì trong quá trình triển khai BOT hiện không theo một nguyên tắc, chuẩn mực nào cả.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã nhận thấy những bất cập của các dự án BOT và cũng đã phản đối rất mạnh mẽ nhưng cơ quan quản lý dường như "không nghe".
Các dự án BOT giao thông được triển khai thường được nói chung chung là mang lại hài hòa lợi ích cho nhà đầu tư, Nhà nước và xã hội, vậy tại sao không công khai chi phí xây dựng, lưu lượng giao thông của các phương tiện trên cung đường đó để đưa ra phí thu hợp lý, Thứ trưởng Đông nêu câu hỏi.
Gánh nặng chi phí của doanh nghiệp
Chi phí không chính thức được ví von là "tham nhũng vặt" nhưng trên thực tế hậu quả của nó cũng không kém gì tham nhũng lớn thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước.
"Nếu chi phí chính thức và không chính thức không được kiểm soát sẽ giết dân và giết doanh nghiệp", Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định.
Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung Ương cho biết, theo khảo sát, điều tra do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành thì đến 60% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức.
Theo đánh giá của ông Hiếu, 60% là một tỷ lệ tương đối lớn vì đa số các doanh nghiệp đều phải trả phí này. Về chi phí chính thức, thuế, lệ phí là những con số hiện hữu nên mọi người nhận biết được. Tuy nhiên chi phí chính thức khó hình dung đó là chi phi về thời gian và chi phí về cơ hội. Và con số đó trong thực tiễn lớn hơn nhiều.
Phó viện trưởng CIEM dẫn dụ, nếu thực hiện một thủ tục hành chính mất 10 ngày và mỗi doanh nghiệp cần một người để làm thủ tục đó thì chúng ta có thể quy đổi ra tiền được. Chẳng hạn lương trung bình của khu vực kinh tế tư nhân là 5,7 triệu đồng/24 ngày công, tương đương hơn 200 nghìn/ngày công. Vậy sẽ mất hơn 2 triệu đồng cho một thủ tục hành chính 10 ngày. Nếu 2 triệu đó nhân với 500.000 doanh nghiệp thì số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Tuy nhiên đó là chỉ một thủ tục hành chính trong 5.000 – 6.000 thủ tục hành chính trong cả nước, đây là một chi phí chính thức rất lớn.
Không những thế, chi chi phí cơ hội nghĩa là khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính nhưng không biết chắc có hoàn thành thủ tục đó hay không hoặc không biết rõ ngày nào hoàn thành thủ tục đó thì có thể làm mất đi một cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, có thể bị phạt hợp đồng…Do đó, theo ông Hiếu những chi phí này nếu được lượng hóa sẽ ra một con số rất lớn, gây ra gánh nặng cho chi phí đầu vào.
Ở góc nhìn tương tự, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam Ngô Văn Điểm cho rằng, chi phí không chính thức là chi phí ngầm, ngoài luồng gây nhức nhối. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố ngày 14/3/2017 thì 9 – 11% doanh nghiệp được khảo sát cho biết chi phí không chính thức chiếm 10% doanh thu, nghĩa là chi phí này còn cao hơn cả lãi suất ngân hàng.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics tại Việt Nam ước tính khoảng 25% GDP hằng năm, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng 19% của Thái Lan, 18% của Trung Quốc, 13% của Malaysia và cao gần gấp ba lần nếu so với các nước như Mỹ hay Singapore.
Dự kiến thu phí trong 27 năm 7 tháng, thế nhưng chỉ trong vòng 7 năm 2 tháng khai thác, trạm thu phí Tào Xuyên đã có lãi được hơn một năm. Theo nhiều chuyên gia nhận định, trách nhiệm lớn nhất để xảy ra thực trạng này thuộc về cơ quan thẩm định, phê duyệt và giám sát dự án.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí... nhằm giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.