Quen biết nhau trên Twitter, hai người bạn cùng nhau trở thành tỷ phú trước tuổi 30

Hường Hoàng Thứ hai, 14/02/2022 - 14:34

Nhận được một khoản đầu tư lớn sau vòng gọi vốn trong tháng trước, hai nhà đồng sáng lập của công ty fintech Brex vừa trở thành tỷ phú khi chưa đầy 30 tuổi.

Brex là một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco. Hiện công ty này đang nhắm đến hoạt động cải tổ thẻ thị trường tín dụng doanh nghiệp.

Tháng trước, Brex xác nhận rằng công ty này đã huy động được một khoản đầu tư trị giá 300 triệu USD trong vòng gọi vốn đưa định giá của công ty lên mức 12,3 tỷ USD. Trong đó, công ty đầu tư Greenoaks Capital và công ty Technology Crossover Ventures (TCV) là những công ty góp vốn nhiều nhất. 

Giá trị của công ty đã gia tăng một khoảng đáng kể so với 9 tháng trước đó là 7,4 tỷ USD. Hai nhà đồng sáng lập (và cũng là hai CEO) của công ty: Henrique Dubugras (26 tuổi) và Pedro Franceschi (25 tuổi) mỗi người đang nắm giữ 14% cổ phần của Brex.

Theo ước tính của Forbes, số cố phần của mỗi người trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. (Forbes đã trừ đi giá trị của các công ty tư nhân.) Hai người từ chối bình luận về con số này, nhưng Dubugras đã chia sẻ với Forbes về con đường khởi nghiệp thành công của công ty.

Quen biết nhau nhờ một cuộc tranh luận trên Twitter, hai người bạn cùng nhau trở thành tỷ phú khi chưa đầy 30 tuổi
Henrique Dubugras (trái, 26 tuổi) và Pedro Franceschi, (25 tuổi) biết nhau qua một cuộc thảo luận sôi nổi trên Twitter khi họ còn là học sinh trung học ở Brazil. (Ảnh: Forbes)

Công ty fintech này đã tạo dựng được tên tuổi trong lĩnh vực phát hành thẻ tín dụng doanh nghiệp cho các công ty khởi nghiệp. Đây vẫn là sản phẩm thương hiệu của Brex và hầu hết doanh thu của họ là từ phí thanh toán thẻ. Trong những năm gần đây, Brex cũng đã tung ra các dịch vụ phần mềm mới như: sản phẩm quản lý chi phí và tính năng thanh toán hóa đơn kinh doanh. 

Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom với Forbes, Dubugras nói: “Nếu bạn nhận được hóa đơn qua email, hãy chuyển tiếp nó cho chúng tôi và… bùm, hóa đơn của bạn đã được thanh toán.” Vào tháng 5 năm ngoái, Brex là một trong những công ty triển khai chương trình thưởng tiền điện tử đầu tiên cho các doanh nghiệp.

Brex không phải là công ty duy nhất cố gắng phá vỡ sự cứng nhắc của hình thức thanh toán B2B khi chỉ tập trung vào các bảng tính. Hiện nay, những công ty đối thủ của Brex gồm có công ty khởi nghiệp Ramp (được thành lập vào năm 2019 và được định giá gần 4 tỷ USD sau vòng gọi vốn vào tháng 8) và công ty đại chúng Bill.com (trị giá khoảng 21 tỷ USD). 

Vào mùa xuân năm ngoái, Bill.com đã mua phần mềm báo cáo chi phí fintech Divvy với giá 2,5 tỷ USD. Tuy vậy, Brex có khả năng thu hút một lượng vốn đầu tư mạo hiểm lớn bằng cách cung cấp một bộ sản phẩm có tính năng vượt xa sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp. Chính vì vậy, Dubugras khẳng định rằng, anh không quá lo lắng về việc cạnh tranh.

Anh nói: “Tôi nghĩ thị trường khá lớn và còn đủ chỗ cho rất nhiều người do hầu hết các khoản thanh toán B2B hiện nay vẫn đang được giải quyết thông qua giấy tờ và séc.”

Công ty khởi nghiệp có quy mô 1.000 người này có nguồn gốc từ một cuộc tranh luận sôi nổi trên Twitter giữa Dubugras và Franceschi về các sắc thái của những công cụ lập trình vào tháng 12 năm 2012. 

Vào thời điểm đó, họ là học sinh trung học, Dubugras sống ở Sao Paulo và Franceschi sống ở Rio de Janeiro, Brazil. Độ dài giới hạn của tweet là 140 ký tự khiến cho họ rất khó để tranh luận với nhau, chính vì vậy hai người đã dùng Skype để thảo luận thêm.

Dubugras nói: “Không còn quá nhiều điều để tranh cãi trên Skype, cuối cùng chúng tôi đã trở thành bạn thân của nhau.”

Vào năm 2013, hai người đã ra mắt một công ty khởi nghiệp có tên là Pagar.me cho phép các doanh nghiệp Brazil chấp nhận thanh toán trực tuyến. Thời điểm họ bán Pagar.me cho một công ty fintech lớn hơn có trụ sở tại Brazil có tên là Stone vào ba năm sau đó, nó đã là một công ty có quy mô 150 người. 

Dubugras không chia sẻ về số tiền mà họ nhận được sau khi bán công ty khởi nghiệp đầu tiên, nhưng anh nói rằng số tiền đó đủ cho cả hai chi tiêu trong quãng thời gian học đại học, ngoài ra họ còn để được một khoản tiết kiệm. Họ cùng học ngành khoa học máy tính ở trường Đại học Stanford và sau đó cùng bỏ học ở đây.

Với công ty khởi nghiệp tiếp theo, ban đầu hai người muốn xây dựng một hệ thống tài khoản ngân hàng cho các công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Mỹ, nhưng thay vì thế họ nghĩ con đường cung cấp thẻ tín dụng doanh nghiệp sẽ khả thi hơn. (Dubugras cười khúc khích nói: “Doanh nghiệp nào sẽ tin tưởng giao tiền của họ cho mấy cậu trai 22 tuổi người Brazil chứ? Với việc phát hành thẻ cho doanh nghiệp… chúng tôi sẽ đưa tiền cho họ thay vì yêu cầu họ đưa tiền cho chúng tôi”). 

Năm 2017, sau khi bỏ học vào năm nhất ở đại học Stanford, Dubugras và Franceschi đã thành lập Brex. Và chỉ hai năm sau đó, cả hai đã lọt vào danh sách 30 người dưới độ tuổi 30 giàu nhất do Forbes bầu chọn. Brex đã huy động được 213 triệu đô la và được định giá 1,1 tỷ đô la tại thời điểm đó. 

Trong năm 2019, Brex cũng bắt tay vào việc triển khai xây dựng hệ thống tài khoản ngân hàng doanh nghiệp theo mục tiêu mà những người sáng lập công ty hướng tới ngay từ đầu. Bản thân Brex không phải là một ngân hàng đặc quyền (ngân hàng đặc quyền là một tổ chức tài chính có vai trò chính là nhận và giữ tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức, cũng như cho vay tiền), chính vì vậy, Brex đã hợp tác với công ty LendingClub và JPMorgan Chase để mở các tài khoản doanh nghiệp.

Như đã để cập ở trên, hai người đã nhận được những khoản đầu tư mạo hiểm trị giá 1 tỷ USD từ công ty Tiger Global Management, doanh nhân Peter Thiel và Max Levchin (nhà sáng lập của công ty Affirm). 

Tuy không chia sẻ chi tiết về lợi nhuận, Brex cho biết doanh thu của họ đã tăng lên hơn gấp đôi trong 12 tháng vừa qua. Nhà cung cấp dữ liệu thị trường tư nhân PitchBook ước tính rằng, doanh thu của Brex trong năm 2021 sẽ vào khoảng 320 triệu USD. Dubugras cho biết ngày nay Brex có "hàng chục nghìn" khách hàng doanh nghiệp, trong số đó có cả những công ty như Carta và Classpass.

Brex muốn giữ vững đà phát triển trong năm mới. Với khoản đầu tư mới trị giá 300 triệu USD, ngoài việc vẫn giữ tiền mặt trong trường hợp thị trường suy thoái, Brex đặt mục tiêu tăng số lượng nhân viên lên ít nhất 50%. 

Mục tiêu ban đầu của Brex là phục vụ các công ty khởi nghiệp, nhưng Dubugras cho biết cơ sở khách hàng hiện nay của công ty này có đến hơn 60% là các công ty tầm trung trên thị trường. Anh hy vọng rằng trong năm 2022, công ty sẽ phục vụ cả những đối tượng khách hàng là các tập đoàn lớn.

Anh nói: “Mọi người thường cho rằng chúng tôi đã thành công. Chúng tôi đã thành công và cũng chưa thành công. Rõ ràng là chúng tôi rất vui với những gì đã đạt được, nhưng còn rất nhiều điều nữa sắp đến.”

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  12 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  16 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  16 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?