Tiêu điểm
Quốc Cường Gia Lai, Tuần Châu phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Theo bản án, Hội đồng xét xử đã buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 2.800 tỷ đồng, Công ty CP T&H Hạ Long và công ty Âu Lạc thuộc Tập đoàn Tuần Châu phải nộp lại số tiền hơn 6.000 tỷ đồng.
Chiều 11/4/2024, Tòa án nhân dân TPHCM đã tuyên án với bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 85 bị cáo trong vụ án.
Bà Lan bị xử phạt 20 năm về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tử hình về tội “Tham ô tài sản” và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả 03 tội là tử hình.
Về trách nhiệm dân sự, bà Lan phải bồi hoàn cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17/10/2022 tương đương số tiền là hơn 673 nghìn tỷ đồng.
Đáng chú ý, để xử lý những thiệt hại của vụ án và thu hồi triệt để tài sản cho nhà nước, Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên tiếp tục tạm giữ số tiền hơn 116 tỷ đồng mà ông Tạ Hùng Quốc Việt và gia đình tự nguyện nộp lại; 190.000 USD của ông Trần Văn Hùng nộp lại để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án; 50 tỷ đồng của ông Nguyễn Phú Tiên, Giám đốc Công ty An Nhựt Tân Long An nộp; hơn 414 tỷ đồng của Công ty Sài Gòn Kim Cương đã nộp.
Mặt khác, để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án, HĐXX buộc nhiều doanh nghiệp, cá nhân phải hoàn trả lại số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan.
Cụ thể, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 2.800 tỷ đồng. Buộc Công ty CP Địa ốc Hồng Phát phải nộp lại số tiền hơn 2.355 tỷ đồng. Buộc công ty Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại số tiền 145,2 tỷ đồng và 1.000 lượng vàng SJC. Buộc bà Mai Ngọc Ngà nộp lại số tiền 19,3 tỷ đồng. Buộc công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh nhà hoàn trả số tiền 400 tỷ đồng.
Đặc biệt, Công ty CP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền hơn 6.000 tỷ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án.
Được biết, số tiền hơn 2.800 tỷ đồng Quốc Cường Gia Lai nhận từ công ty Sunny Island (liên quan đến Vạn Thịnh Phát) nhằm chuyển nhượng dự án Phước Kiển tại huyện Nhà Bè, TP.HCM. Đến nay giao dịch chưa hoàn thành cho dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, số tiền nhận được Quốc Cường Gia Lai đã được dùng để tất toán nợ vay với ngân hàng BIDV và phát triển các dự án bất động sản.
Đối với khoản tiền hơn 6.000 tỷ đồng của 2 công ty liên quan đến Tuần Châu, không có thông tin về giao dịch giữa các bên. Tuy nhiên vào giữa năm 2022, Viva Land, một tập đoàn bất động sản có nhiều mối liên hệ với Vạn Thịnh Phát đã công bố trở thành nhà phát triển giai đoạn tiếp theo của dự án đảo Tuần Châu, Hạ Long.
Thông tin từ tòa án cũng cho biết, đối với quan hệ thế chấp, bảo đảm liên quan các quyền sử dụng đất của công ty Âu Lạc và công ty Hạ Long dùng để đảm bảo dư nợ cho các khoản vay tại SCB, cơ quan cảnh sát điều tra đang ngắn chặn giao dịch chuyển nhượng. HĐXX xét cần tách ra để công ty Tuần Châu và công ty Âu Lạc giải quyết với ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.
Ngoài ra, tiếp tục kê biên, tạm giữ đối với các bất động sản, cổ phần, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, các tài sản khác của công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ, của các bị cáo, những người liên quan khác để đảm bảo thi hành án.
Tiết lộ tình hình tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân
Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.
Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.
Trí tuệ nhân tạo từ Việt Nam ra thế giới
Bắt đầu bằng những nỗ lực trong lĩnh vực y tế, VinBrain đang từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam với thế giới thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Doanh nghiệp trước rủi ro lớn từ vi phạm dữ liệu cá nhân
Dự thảo nghị định mới của Bộ Công an về xử phạt vi phạm dữ liệu cá nhân đặt ra yêu cầu cấp thiết cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu. (*)
Đề xuất định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa
Định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa được đề xuất xây dựng theo từng danh mục sản phẩm và giảm dần qua từng thời kỳ.
Swing for the Kids 2024: Giải golf từ thiện vì trẻ em Việt Nam
Giải golf từ thiện thường niên và quỹ học bổng "Vì trẻ em Việt Nam" một lần nữa khẳng định được uy tín và sự đồng hành của các nhà tài trợ.
Đưa người Việt thoát khỏi 'top lùn' thế giới
Theo các chuyên gia, để cải thiện thể chất người Việt, việc luật hóa/chính sách hóa các vấn đề liên quan tới dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Trong đó, Chính phủ có thể bắt đầu từ “luật dinh dưỡng học đường”.