Đài Loan muốn thúc đẩy xuất khẩu máy móc thông minh vào Việt Nam
Nguyện vọng của các công ty sản xuất máy móc thông minh Đài Loan là có thể tiếp cận với nhiều hơn với các công ty nhỏ và vừa của Việt Nam.
Những quy định trong dự thảo gần đây thay thế cho Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đang bị đánh giá là bước tụt lùi so với trước khi thay đổi.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kì 2018, bà Orsolya Grove, đại diện nhóm công tác đầu tư và thương mại đánh giá, nhiều khía cạnh của các quy định hiện hành đối với việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng cho thấy sự bất hợp lý đối với các doanh nghiệp.
So với thông tư số 23/2015/TT-BKHCN về quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, dự thảo mới mở rộng các hạn chế đối với một số loại mặt hàng tạm nhập tái xuất. Điều này có nghĩa là nếu dự thảo được thi hành, hoạt động tạm nhập, tái xuất phục vụ triển lãm, hội nghị, tập huấn và cho một số mục đích nhất định khác sẽ phải chịu những hạn chế tương tự.
Nhóm công tác đầu tư và thương mại nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đang tạo gánh nặng cho hoạt động của doanh nghiệp bằng cách ép họ phải thu xếp nhiều nguồn lực tài chính hơn cho những hoạt động không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, nhóm công tác còn đánh giá dự thảo là một bước lùi so với Thông tư 23 vì máy móc/thiết bị đã qua sử dụng trong các dự án đầu tư không còn được miễn yêu cầu về tuổi như quy định tại Thông tư số 23.
Những quy định mới áp dụng cho máy móc/thiết bị đã qua sử dụng trong các dự án đầu tư được đánh giá không thực tế bởi Việt Nam đã thiết lập các tiêu chuẩn và quy định để quản lý và giám sát tác động của máy móc/thiết bị đã qua sử dụng đến môi trường.
Đây không phải là lần đầu tiên, yêu cầu đối với thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải có “tuổi không vượt quá 10 năm” vấp phải sự phản đối cũng như mong muốn được sửa đổi từ cộng đồng doanh nghiệp.
Trước đó vào tháng 10 năm ngoái, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có ý kiến cho rằng tiêu chí về tuổi thiết bị là khiên cưỡng và bất hợp lý vì tuổi máy móc/thiết bị không phản ánh nguy cơ ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng quan trọng. Bên cạnh đó, việc phân các loại máy móc theo ngành sẽ không khả thi bởi mỗi ngành có một phạm vi khác nhau với các loại thiết bị khác nhau và tác động của tuổi đời thiết bị tới lợi ích cũng khác nhau.
Bên cạnh đó, nhóm công tác này còn cho rằng quy trình nộp hồ sơ gồm hai bước có khuynh hướng gây ra tình trạng không chắc chắn cho người nộp.
Trước những khuyến nghị từ phía đại diện cho doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định: “Việt Nam dù là nước công nghệ chưa phát triển nhưng Việt Nam không phải là bãi thải công nghệ của thế giới. Chúng tôi mong muốn tận dụng được những thế mạnh từ công nghiệp mới, công nghiệp hiện đại, công nghiệp xanh để phát triển kinh tế”.
Tại VBF giữa kì 2018, vị thứ trưởng này nhấn mạnh “sự định hướng, ủng hộ các doanh nghiệp tiến hành sản xuất có thể nhập máy móc cũ và dây chuyền đã qua sử dụng với điều kiện nhất định” nhưng “không ủng hộ việc buôn bán, nhập khẩu và làm thương mại với máy móc cũ, dây chuyền cũ vào Việt Nam”.
Điều này xuất phát từ thực tế một số người, một số doanh nghiệp đã lợi dụng đưa thiết bị cũ vào Việt Nam. Ông Tùng cho biết: “Nhiều container nhập khẩu về Việt Nam không rõ sản phẩm gì, khi mở ra mới biết toàn là rác công nghệ cũ”.
Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, nội dung của Thông tư 23 sẽ được sửa đổi và ban hành trong thời gian tới, giúp các nhà sản xuất an tâm đưa trang thiết bị đảm bảo hiệu suất và công suất làm việc vào Việt Nam.
Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được ban hành thời điểm giữa tháng 11/2015 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
Theo Thông tư này, để được phép nhập khẩu vào Việt Nam, các thiết bị cũ phải có tuổi không quá 10 năm và phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Thông tư 23 cũng quy định rõ: Thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành, không được phép nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà các nước đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.
Nguyện vọng của các công ty sản xuất máy móc thông minh Đài Loan là có thể tiếp cận với nhiều hơn với các công ty nhỏ và vừa của Việt Nam.
Trên thế giới có nhiều phương pháp và mô hình quản lý con người để mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần tránh copy một cách máy móc nếu không muốn “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.