Phát triển bền vững
Quyết định 13 về giá điện mặt trời: Quá ngắn, quá thách thức
Mặc dù Quyết định 13 về giá mua điện mặt trời mới đây tạo thêm cơ hội phát triển loại năng lượng tái tạo này, thời hạn có hiệu lực của quyết định này được đánh giá là quá ngắn trong bối cảnh các hoạt động trì trệ vì Covid-19.
Thời hạn quá ngắn, quá thách thức
Đầu tháng 4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, thay thế Quyết định 11 năm 2017 đã hết hiệu lực vào 30/6/2019. Quyết định 13 có hiệu lực thi hành từ 22/5/2020 và áp dụng đến hết ngày 31/12/2020.
Theo quyết định này, giá bán điện mặt trời ưu đãi cố định (FIT) mới cho hệ thống điện mặt trời mái nhà giảm xuống còn 8,38 cent (tương đương 1.943VND/kWh), giá của dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent (tương đương 1.644 VND/kwh) và dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent Mỹ (tương đương 1.783 VND/kwh).
Bà Trần Hương Thảo, trưởng đại diện chi nhánh Công ty Năng lượng mặt trời Bắc Khoa – Solar BK khu vực miền Bắc, đánh giá giá FIT mới ra đời giống như một cơn mưa cho mảnh đất điện mặt trời đang khô hạn.
Tuy nhiên, Việt Nam cần không chỉ dừng lại ở FIT mới (FIT2) mà là một chính sách phát triển cho ngành điện mặt trời một cách lâu dài, bền vững, có định hướng rõ ràng. Có như vậy, Việt Nam mới đuổi kịp các quốc gia khác trong quá trình chuyển dạng năng lượng tái tạo thần tốc như hiện nay.
Theo ông Đào Du Dương, Phó trưởng đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tại TP.HCM, FIT2 giải cứu cho 36 dự án điện mặt trời quy mô trang trại chưa kịp hưởng FIT1 nhưng thời hạn kéo dài 7 tháng với bối cảnh dịch Covid-19 đầy biến động là thời hạn gần như bất khả thi.
Đối với điện mặt trời áp mái, thời gian từ nay đến 31/12/2020 là quá ngắn để kịp tiến độ trong điều kiện thi công, chưa kể đến việc đảm bảo an toàn còn ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ cũng như chi phí nhân công. Phía Nam lại sắp vào mùa mưa nên việc ảnh hưởng đến thi công rất lớn, ông Dương phân tích.
Các chuyên gia, đại biểu tham dự tọa đàm về FIT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển điện mặt trời ở Việt Nam sau 2020 tổ chức bởi Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) đều nhận định rằng: Thời hạn của Quyết định 13 là quá ngắn, quá thách thức cho doanh nghiệp và người dân chạy đua theo mốc thời hạn trong bối cảnh Covid-19.
Kiến nghị gia hạn vì Covid-19
Ông Dương cho rằng không những chỉ gia hạn thêm thời gian cho điện mặt trời áp mái mà cần có chính sách lâu dài hơn hoặc có thời gian nhất định và rõ ràng hơn cho phát triển điện mặt trời áp mái này 6 tháng trước khi hết hạn FIT2.
Chia sẻ đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch CTCP Điện Sài Gòn Gia Định (EHCMC), đề xuất nên gia hạn thời gian giá FIT, có thể kéo dài FIT2 hoặc phải có ngay FIT3 sau ngày 31/12/2020 để thúc đẩy phát triển thị trường áp mái tại Việt Nam. Khi hết FIT2 thì các dự án điện mặt trời quy mô trang trại sau ngày 24/11/2019 cần có cơ chế đấu thầu để các dự án tiếp tục thực hiện được.
Ông kiến nghị Chính phủ và Nhà nước hoàn thiện, cải tạo, nâng cấp đường truyền tải để giải tỏa công suất cho các nhà máy.
Ông Phạm Nam Phong, Tổng giám đốc CTCP Điện mặt trời Vũ Phong, cũng mong muốn kéo dài thời gian của FIT2 tối thiểu tới cuối năm 2021 để người dân và doanh nghiệp có cơ hội kịp đầu tư điện mặt trời mái nhà.
Ngoài ra, ông Phong cho rằng nên có FIT3 theo hướng ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà phân tán, ưu tiên giá cao hơn ở những vùng có bức xạ thấp như miền Bắc. Tại mỗi vùng nên có giá ưu đãi hơn đối với các hệ thống nhỏ (<100kWp) do suất đầu tư hệ thống nhỏ cao hơn, để khuyến khích nhiều người dân và doanh nghiệp nhỏ tham gia đầu tư điện mặt trời.
Phía chuyên gia và các nhà đầu tư đều cho rằng Chính phủ nên gia hạn thời gian thực hiện FIT2 vì trong bối cảnh dịch bệnh đang ảnh hưởng toàn cầu như hiện nay, việc huy động nguồn lực tài chính và cung ứng thiết bị để triển khai các dự án bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn.
Kiến nghị Chính phủ kéo dài chính sách hỗ trợ giá theo Quyết định 13 cho điện áp mái ít nhất thêm một năm nữa sau 31/12/2020. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế chính sách riêng cho phát triển điện mặt trời áp mái với lộ trình rõ ràng, dài hạn và bền vững cũng như cần thiết ban hành 6 tháng trước khi kết thúc thời hạn FIT2.
Chiến lược mới giúp Việt Nam mở rộng điện mặt trời
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.