Quyết tâm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Tinh Nhi Thứ sáu, 04/08/2017 - 07:00

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí... nhằm giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Phấn đấu đạt muc tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2017 diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,  Mai Tiến Dũng, các thành viên Chính phủ đã thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017 tiếp tục xu hướng ổn định.

Theo đó, chỉ số tiêu dùng tiếp tục được kiểm soát, tháng 7 tăng 0,31% so với tháng 12/2016 và tăng 0,11% so với tháng trước. Chỉ số CPI bình quân trong phạm vi bảo đảm kiểm soát. Đặc biệt tín dụng tăng trưởng cao nhất cùng kỳ của 6 năm gần đây, tăng 8,92% so với tháng 12/2016 trong khi cùng kỳ của năm 2016 tăng 8,02%.

Lãi suất cho vay giảm nhẹ và ổn định. Việc cơ cấu lại ngân hàng thương mại yếu kém và xử lý nợ xấu đã có chuyển biến tích cực. Thị trường chứng khoán đạt đỉnh cao mới trong 9 năm và hướng tới mốc 800 điểm.

Doanh nghiệp tư nhân có bước phát triển đáng kể. Có trên 90.500 doanh nghiệp nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Trong đó, gần 73.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,8% về số doanh nghiệp và tăng 39% về số vốn; có trên 17.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 5% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế cũng còn không ít những khó khăn. Ngành công nghiệp trên đà phục hồi nhưng chỉ số IID thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Khai khoáng giảm 7,5%, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm như ô tô giảm 0,7%, khí đốt thiên nhiên giảm 8,3%, dầu thô khai thác giảm 11,4%…. Đây là vấn đề thực hiện tích cực chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và năm nay, quyết tâm đạt chỉ số khai khoáng như nghị quyết của Chính phủ đã đề ra là 13,28 triệu tấn của năm 2017. Như vậy so với 2015 vẫn thấp hơn, năm 2015 là 16,8 triệu tấn, năm 2016 là 15,2 triệu tấn.

Doanh nghiệp thành lập mới nhưng còn nhiều khó khăn. 7 tháng năm 2017 có 16.000 Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh tăng 16,2% và trên 27.000 Doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể, tăng 24,5%. Như vậy, có 43.000 Doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhất là trong vấn đề tiếp cận vốn, thủ tục chính thức, đất đai, tín dụng… Giải ngân vốn đầu tư công đạt 38,6% theo kế hoạch tuy có tăng trưởng so với 30/6 nhưng chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng.

Tại buổi họp báo, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng của 2017 là 6,7%. Quý I đạt tăng trưởng 5,15% và quý II đạt tăng trưởng 6,1%. Như vậy, 6 tháng Việt Nam đạt tăng trưởng 5,6% và quyết tâm 6 tháng còn lại phải đạt tăng trưởng 7,43% để có mục tiêu chung của cả năm 2017 là tăng trưởng 6,7% từ các biện pháp tích cực của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là khối sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, chế tạo. Về tăng trưởng nông nghiệp, phải bảo đảm tăng trưởng 3,05%, công nghiệp là 10,91%, dịch vụ thương mại là 7,19% để chúng ta có chỉ số chung là 6,7%.

Tiếp tục rà soát giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Đáng lưu ý, tại phiên họp báo, Chính phủ đã thảo luận chuyên đề về các biện pháp giảm mức phí (chi phí chính thức và chi phí không chính thức), chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí... để giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả. Trong đó, có các giải pháp giảm chi phí đường bộ qua trạm BOT, giảm phí hạ tầng công cộng, khu vực cảng như báo cáo Bộ Tài chính đề xuất, giảm tỉ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành khi thông quan từ 30-35% xuống còn 15% khi xuất nhập khẩu.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, từng bước giảm tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành giai đoạn thông quan từ 30-35% xuống còn 15%; giảm chi phí logistics, chi phí liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

Hiện nay, còn 5.719 thủ tục, giấy phép của các bộ ngành và số lượng rất lớn các thủ tục các bộ chuyên ngành kiểm tra tại cửa khẩu. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là rà soát lại toàn bộ các thủ tục và giảm thủ tục. 

Có những bộ có tới 220 giấy phép, nhất là Bộ Công thương. Bộ ít nhất cũng còn 106 giấy phép là Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát toàn bộ phí, lệ phí thủ tục hải quan, thuế theo luật định. 

Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát lại toàn bộ thủ tục liên quan đến tiếp cận, giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin, chí phí phát sinh để làm các thủ tục. Và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng, đây là yêu cầu cương quyết của Thủ tướng.

Bên cạnh đó. vấn đề cải cách trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi phí logistic, vận tải biển, đặc biệt là chi phí, hiện tượng chênh lệch giá hãng tàu. Đối với những chi phí không chính thức, cần nhiều biện pháp, đặc biệt là công khai, minh bạch, nhất là chỉ đạo tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu và các cơ quan đơn vị được giao.

Đối với tiếp cận dịch vụ công như đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu, khai báo thuế hải quan, những chi phí này đang có xu hướng giảm nhưng giảm rất chậm và yêu cầu của doanh nghiệp là phải giảm nhiều hơn nữa.

"Vấn đề thẩm quyền giảm chi phí cho doanh nghiệp là trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, trách nhiệm của hội đồng nhân dân các cấp. Chúng ta phải quyết liệt giảm chi phí đầu vào cả chính thức và không chính thức", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Gần 73.000 doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm

Gần 73.000 doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm

Doanh nghiệp -  7 năm

Con số doanh nghiệp mới ra đời cao gần gấp đôi số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp kiến nghị không tăng lương tối thiểu trong năm 2018

Doanh nghiệp kiến nghị không tăng lương tối thiểu trong năm 2018

Tiêu điểm -  7 năm

Đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về thực thi pháp luật lao động vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức.

Gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp -  7 năm

Vốn là một trong những nhân tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ hoạt động không hiệu quả, không chủ động, khó đổi mới nếu tiềm lực tài chính hạn hẹp.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".