Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Xuân Trường đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ tại Hưng Yên với mục tiêu biến nơi đây thành điểm đến văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Đề án phục dựng Phố Hiến cổ mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề xuất, vừa được UBND tỉnh Hưng Yên báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Khu vực đề xuất dự án thuộc thành phố Hưng Yên với tổng diện tích hơn 1.700ha, trong đó có hơn 520ha mặt nước sông Hồng.
Việc phục dựng các khu phố cổ, thương cảng, thuyền cổ, văn hóa giao thoa được UBND tỉnh Hưng Yên lý giải là sẽ không chỉ thúc đẩy kinh tế của địa phương mà còn đóng góp quan trọng vào bảo tồn, phát huy giá trị di sản cho các thế hệ sau.
Mục tiêu của dự án cũng hướng tới việc đề nghị UNESCO công nhận Phố Hiến là di sản văn hóa thế giới, tái hiện kiến trúc, cảnh quan đô thị cổ, phục dựng các di tích tiêu biểu, công trình tín ngưỡng, giá trị văn hóa phi vật thể.
Dự án dự kiến gồm bốn phân khu mang chức năng riêng biệt nhằm tái hiện nét độc đáo và lịch sử của khu vực, cũng như phát triển du lịch bền vững.
Trong đó, phân khu Phục Hiến gần 400ha tái hiện thương cảng quốc tế Phố Hiến xưa, kết hợp không gian kinh tế đêm và các tuyến phố đi bộ đa văn hóa; phân khu lễ hội 428ha; phân khu dịch vụ và biểu diễn thực cảnh 467ha.
Tổng mức đầu tư dự án tạm tính khoảng 47.240 tỷ đồng - tương đương khoảng hơn 1,8 tỷ USD. Trong đó, gần 50% tổng vốn đầu tư là ngân sách nhà nước dùng để giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Một nửa vốn đầu tư còn lại do nhà đầu tư huy động triển khai các hạng mục chi tiết.
Doanh nghiệp Xuân Trường dự kiến thực hiện dự án trong 20 năm, thời gian hoạt động của dự án là 70 năm.
Luận giải rõ hơn về cơ cấu vốn đầu tư, phía doanh nghiệp cho biết, do phục dựng Phố Hiến cổ là một dự án quan trọng cấp quốc gia nên cần có hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước khoảng hơn 19.600 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật gần 10.800 tỷ đồng, ngân sách địa phương giải phóng mặt bằng dự án hơn 8.800 tỷ đồng.
Do đó, công ty đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng giống như khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2004, được Chính phủ đồng ý hỗ trợ toàn bộ nguồn vốn để đầu tư hạ tầng và khu du lịch Tam Chúc, tỉnh Hà Nam năm 2013.
Đồng thời, Xuân Trường cũng đề nghị, dự án được ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư thiết bị cho dự án; miễn, giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất theo Luật Đầu tư 2024.
Nếu các kiến nghị nêu trên được thực hiện, chủ đầu tư hứa hẹn, Phố Hiến không chỉ được bảo tồn nguyên vẹn mà còn trở thành một trung tâm du lịch di sản tầm cỡ quốc tế, góp phần khẳng định vị thế văn hóa Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Trước đó, khoảng 15 năm trước, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch. Sau đó, tỉnh Hưng Yên từng đề xuất dự án phục dựng phố cổ Phố Hiến sử dụng vốn ODA của Chính phủ Ba Lan với tổng kinh phí khoảng 111 triệu USD, trong đó 100 triệu USD là vốn vay.
Khi đó, với tên gọi “Phục dựng phố cổ Phố Hiến”, dự án do Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hưng Yên chủ trì, bao gồm các công trình nhà cổ, thương điếm, thuyền, các di tích, phục dựng đền thờ Lê Đình Kiên và hạ tầng phụ trợ nhằm bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến, gắn với phát triển du lịch tỉnh.
Tuy nhiên, sau đó dự án chưa được triển khai toàn diện. Đến cuối năm 2023, báo cáo của tỉnh cho biết đã hoàn thành năm nhóm dự án liên quan, còn hai nhóm - trong đó có việc phục dựng Phố Hiến cổ - đang được tiếp tục triển khai.
Hiện nay, hồ sơ dự án do Xuân Trường đề xuất đang được 5 bộ gồm: Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Tư pháp... góp ý, trước khi gửi báo cáo tổng hợp trình Thủ tướng xem xét.
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường do ông Nguyễn Văn Trường – doanh nhân sinh năm 1963 – làm giám đốc, nổi tiếng với các dự án văn hóa – tâm linh quy mô lớn tại miền Bắc.
Trước đó, Xuân Trường là chủ đầu tư khu du lịch Tràng An – Bái Đính ở Ninh Bình với vốn hơn 17.000 tỷ đồng, lập nhiều kỷ lục châu Á như: Tượng Phật dát vàng lớn nhất, chuông đồng nặng 36 tấn, hàng trăm tượng La Hán…
Doanh nghiệp này cũng đang vận hành khu du lịch Tam Chúc rộng hơn 5.000 ha tại Hà Nam và đặt mục tiêu đưa quần thể này trở thành di sản thế giới trong tương lai.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Quy hoạch mới của tỉnh Ninh Bình hướng tới mô hình phát triển "xanh" dựa trên bốn ngành kinh tế trụ cột gồm du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, khởi nghiệp và nông nghiệp sinh thái.
Hình thức du lịch gắn với văn hoá - lịch sử ngày càng hợp thị hiếu du khách, kéo theo làn sóng phát triển của một mô hình bất động sản mới, góp phần đa dạng danh mục đầu tư và mang đến nguồn lợi nhuận hứa hẹn.
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt giữ hai cán bộ, lãnh đạo thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II tại TP.HCM vì cấp giấy hợp quy khống cho công trình, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình yêu cầu các bộ, ngành , địa phương tiếp tục rà soát lại các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng liên quan đến trình tự về thủ tục xây dựng, cấp phép, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá ưu đãi FIT.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Hoạt động trồng cây ở TP.HCM và Hải Phòng tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy các giá trị môi trường, xã hội và quản trị của Gamuda Land Việt Nam.
Xuân Trường đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ tại Hưng Yên với mục tiêu biến nơi đây thành điểm đến văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.