Doanh nghiệp
Siêu lợi nhuận của Tân Hiệp Phát đến từ đâu?
Vượt qua khủng hoảng 'con ruồi trong chai Number 1', lợi nhuận của tập đoàn Tân Hiệp Phát tăng 62% lên 1.580 tỷ đồng trong năm 2017.
Thành tập từ năm 1994, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) là một trong những doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Việt Nam. Hệ thống của Tân Hiệp Phát tập trung vào 3 dòng sản phẩm chính là nước uống tăng lực và các sản phẩm thương hiệu Number 1, trà xanh 0 độ và trà thảo mộc Dr.Thanh.
Theo báo cáo của Euromonitor, Tân Hiệp Phát đang là đơn vị dẫn đầu thị trường trà đóng chai (Ready to drink Tea –RTD) tại Việt Nam với 9,2% thị phần trà xanh 0 độ và 1,7% thị phần trà Dr.Thanh.
Trong bối cảnh thị trường nước giải khát không cồn bùng nổ những năm qua, Tân Hiệp Phát đã có những hoạt động mở rộng quy mô thông qua việc đầu tư vào nhà máy sản xuất mới tại Chu Lai.
Hiện tại, tập đoàn này có 3 nhà máy sản xuất đó là Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tân Hiệp Phát (quản lý nhà máy lớn nhất ở Bình Dương); công ty TNHH Number One Hà Nam (nhà máy ở Hà Nam) và mới đi vào hoạt động từ năm 2017 là công ty TNHH Number One Chu Lai (nhà máy ở Chu Lai).
Việc xây dựng nhà máy mới đúng thời điểm Tân Hiệp Phát gặp khủng hoảng truyền thông “con ruồi trong chai Number 1” cuối năm 2015 khiến hoạt động kinh doanh của tập đoàn này bị ảnh hưởng. Chia sẻ trên truyền thông, ban lãnh đạo của tập đoàn cho biết Tân Hiệp Phát bị thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng, doanh số bán hàng bị tác động đúng vào Tết nguyên đán – mùa bán hàng tốt nhất.
Kết quả, năm 2016, doanh thu của tập đoàn Tân Hiệp Phát chỉ khoảng 5.800 tỷ đồng. Đây là con số kém ấn tượng khi doanh thu của Tân Hiệp Phát từ năm 2014 đã trên 7.000 tỷ đồng.
Sang năm 2017, Tân Hiệp Phát cho biết mình đã cải tổ bộ máy hoạt động để tăng hiệu quả vận hành. Những hoạt động này dường như đã mang lại thay đổi tích cực lên kết quả kinh doanh của tập đoàn này. Doanh thu toàn tập đoàn Tân Hiệp Phát tăng 20% so với năm 2016, đạt xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Đặc biệt, lợi nhuận của tập đoàn tăng đến 62%, đạt 1.580 tỷ đồng.
Sau khủng hoảng, các nhà máy tại Bình Dương và Hà Nam đã hoạt động với công suất cao hơn. Nhà máy mới khánh thành tại Chu Lai vẫn chưa ghi nhận doanh thu và lỗ 3,7 tỷ đồng năm ngoái.
So với năm 2016, tốc độ tăng lợi nhuận của Tân Hiệp Phát nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng doanh thu. Điều này phần nào phản ánh khả năng sinh lời rất cao của ngành kinh doanh nước đóng chai.
Kể cả trong tâm bão khủng hoảng, chỉ có doanh thu của Tân Hiệp Phát bị ảnh hưởng, còn tỷ suất lợi nhuận gộp biên của các nhà máy vẫn duy trì ở trên dưới 40%, tương đương với việc bán một chai nước 10 đồng công ty thì thu lãi gộp 4 đồng.
Nguồn thu lớn từ bán nước giải khát giúp Tân Hiệp Phát mở rộng tham vọng của mình thông qua những nhà máy mới. Tập đoàn đang xây dựng một nhà máy khác tại Hậu Giang. Mặc dù vậy, nguồn tiền dồi dào cũng khiến gia đình ‘Dr.Thanh’ vướng vào mối quan hệ phức tạp với Phạm Công Danh và đại án tại ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Trở về lĩnh vực cốt lõi, Tân Hiệp Phát cho thấy mình làm tốt hơn hẳn. Kết quả kinh doanh của tập đoàn được cải thiện, bất chấp thị trường trà đóng chai đang bị thu hẹp. Giai đoạn từ năm 2012 – 2017, tăng trưởng bình quân của mặt hàng này đạt 14,7%. Thế nhưng tính riêng năm 2016 – 2017, nhu cầu đã chững lại thấy rõ khi tăng trưởng trà đóng chai trong năm chỉ đạt 2,8%.
Theo Euromonitor, thị trường nước giải khát đang bị ảnh hưởng bởi xu hướng ngày càng quan tâm tới sức khỏe của người tiêu dùng. Các nhãn hàng như Coca-Cola hay Pepsi phải tung ra các sản phẩm ít calo và giảm đường để phục vụ nhu cầu mới.
Bên cạnh đó, các loại thức uống thể thao cũng được đà tăng mạnh, nhờ vào số lượng người đi tập gym và luyện tập tại Việt Nam ngày một tăng.
Ở chiều ngược lại, những sản phẩm nhiều đường như trà đóng chai hay có nhiều caffein, không tốt cho sức khỏe như nước tăng lực dần bị hạn chế. Đây lại là những dòng sản phẩm chủ lực của Tân Hiệp Phát, với trà giải nhiệt Dr.Thanh, trà xanh 0 độ và nước tăng lực Number 1.
Trước sức ép của thị trường, những năm gần đây Tân Hiệp Phát cũng đã cho ra đời những dòng sản phẩm mới lành mạnh hơn thuộc thương hiệu Number 1 như nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, Sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active,...
Thị phần của Tân Hiệp Phát giảm mạnh sau khủng hoảng 'con ruồi 500 triệu'
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.