Doanh nghiệp
SK Group có thể điều chỉnh danh mục đầu tư tại Việt Nam
SK Group không gặp khủng hoảng tài chính, việc cân nhắc thoái vốn là hoạt động điều chỉnh danh mục đầu tư định kỳ, sẽ đảm bảo nguồn vốn, chuẩn bị cho các điều kiện kinh tế ngày càng xấu đi.
Một nguồn tin của The Korea Economic Daily cho biết Tập đoàn SK của Hàn Quốc đang xem xét bán một số khoản đầu tư tại Việt Nam và Malaysia, mà SK Group sở hữu thông qua công ty đầu tư SK South East Asia Investment.
Động thái có nhiều khả năng xảy ra này diễn ra trong bối cảnh các công ty lớn của Hàn Quốc gia tăng tích trữ tiền mặt, hạn chế đầu tư vào các dự án mới khi triển vọng kinh doanh năm tới ảm đạm.
Tại Việt Nam, SK South East Asia Investment hiện đang nắm giữ cổ phần của những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu. Cùng với đó, tập đoàn này cũng giữ cổ phần của chuỗi bán lẻ dược phẩm Pharmacity, và kiểm soát Công ty Dược phẩm Imexpharm. Trong lĩnh vực dầu khí, công ty con SK Energy đang sở hữu 5,23% cổ phần của PV Oil và nắm giữ 9% tại dự án khai thác tại Block 15-1 (Cửu Long JOC).
Tại Malaysia, công ty đầu tư của SK Group giữ một lượng cổ phần tại BigPay - đơn vị fintech thuộc AirAsia Group.
Nguồn tin dẫn lời một quan chức Tập đoàn SK cho biết hiện vẫn chưa có quyết định cụ thể nào được đưa ra. Các chi tiết như công ty và quy mô cổ phần sẽ được xác định sau.
Một số tiền thu được từ việc bán cổ phần tại các công ty Việt Nam và Malaysia có thể được tái đầu tư vào các công ty khác tại Đông Nam Á, các nguồn tin cho biết.
Tuy vậy, trả lời Deal Street Asia, đại siện của SK Group cho biết tập đoàn không có ý định rút khỏi Việt Nam hay bất kỳ tài sản lớn nào. "Thay vào đó, chúng tôi có kế hoạch tiếp tục đầu tư và hợp tác với các đối tác để nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư", đại diện này cho biết thêm.
Ra mắt từ năm 2018 có trụ sở tại Singapore, quỹ đầu tư SK South East Asia Investment đã thúc đẩy các hoạt động đầu tư của tập đoàn trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trên khắp Đông Nam Á.
Năm công ty con của SK Group, bao gồm SK Inc., SK E&S Co., SK Hynix Inc., SK Telecom Co. và SK Innovation Co., mỗi công ty đã rót 200 triệu USD vào quỹ, với tổng số vốn đã thanh toán là 1 tỷ USD.
SK South East Asia Investment, hợp tác với quỹ hưu trí nhà nước của Hàn Quốc - National Pension Service, đã chi tới 3 nghìn tỷ won (tương đương 2,34 tỷ USD) để mua cổ phần của các công ty Việt Nam và Malaysia.
Tại một cuộc họp của công ty tháng trước, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-Won cho biết ưu tiên hàng đầu là sống còn, và yêu cầu các giám đốc điều hành của các công ty con tích trữ tiền mặt để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp.
Dữ liệu cho thấy khoản vay ròng của SK Inc., công ty mẹ của SK Group, đã tăng vọt lên mức gần 11 nghìn tỷ won vào cuối quý III/2022, từ mức chỉ gần 7 nghìn tỷ Won vào cuối năm 2018.
Nằm trong nỗ lực đảm bảo nguồn vốn, SK On Co., một nhà sản xuất pin, đã huy động được 1,32 nghìn tỷ won vào giữa tháng 12 vừa qua thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi (RPS) cho Korea Investment Private Equity và các công ty cổ phần tư nhân khác.
Cùng với đó, SK E&S đã huy động được 1,38 nghìn tỷ won thông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi (RCPS) trị giá 735 tỷ Won tại Busan City Gas Co., và bán trụ sở chính với giá 633 tỷ Won.
Trong năm nay, SK Group được cho là đã bảo đảm tới 4 nghìn tỷ won trong quỹ khẩn cấp.
SK Group rót vốn vào chuỗi nhà thuốc Pharmacity
SK Group chi 340 triệu USD mua cổ phần The CrownX
The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan Group tại MasanConsumer Holdings và VinCommerce (nay đổi tên thành WinCommerce).
SK Group chi 410 triệu USD mua 16% cổ phần VinCommerce
Masan có kế hoạch sử dụng một phần khoản đầu tư này (xấp xỉ 225 triệu USD) để củng cố bảng cân đối kế toán và tăng vốn cho các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
Điều đặc biệt trong các thương vụ tỷ USD của SK Group với Masan và Vingroup
Chỉ qua 2 thương vụ đầu tư, SK Group đã rót 1,5 tỷ USD vào hai doanh nghiệp lớn của Việt Nam, tuy nhiên điều kiện đi kèm các khoản đầu tư này cũng chặt chẽ hơn so với các nhà đầu tư thông thường.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.