Softbank dự định mua lại cổ phần Uber với giá 48 tỷ USD
Linh Lan
Thứ ba, 28/11/2017 - 15:09
Tập đoàn SoftBank và các nhà đầu tư sẽ chào bán cổ phần của Uber Technologies Inc. với mức giá thấp hơn 30% so với giá trị 69 tỷ USD theo ước tính gần nhất.
Ảnh: Getty Images
Ngoài việc chào mua cổ phiếu từ các cổ đông hiện tại của Uber với giá trị 48 tỷ USD, Tập đoàn công nghệ của Nhật Bản sẽ đầu tư ít nhất 1 tỷ USD vào Uber.
Nếu thành công, liên minh do SoftBank dẫn đầu sẽ sở hữu ít nhất 14% cổ phần từ các nhà đầu tư hiện tại của Uber, đồng thời có 2 ghế trong hội đồng quản trị.
Thương vụ này sẽ giúp SoftBank tiến gần hơn đến việc sở hữu một trong những cổ phiếu tư nhân lớn nhất từ trước đến nay. Việc tái cấu trúc hội đồng quản trị của công ty cung cấp dịch vụ gọi xe và một số cải cách quản trị khác đã giúp các thỏa thuận mua bán cổ phần diễn ra thuận lợi hơn.
Thỏa thuận đầu tư từ SoftBank hiện là ưu tiên hàng đầu của Giám đốc điều hành mới Dara Khosrowshahi.
Thỏa thuận, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đạt được. Các cổ đông sẽ cần phải bán cổ phần của mình với giá 48 tỷ USD, thấp hơn 30% so với mức định giá hiện tại. Lời đề nghị này sẽ mang một khoản lợi nhuận đáng kể cho nhiều nhà đầu tư sớm, là cơ hội để họ thu lại vốn thay vì chờ đợi vào dự định IPO của Uber tiến hành vào năm 2019.
Nếu cổ đông không đồng ý bán đủ số lượng, Softbank có thể tăng giá hoặc bỏ qua thương vụ này. Uber từ chối đưa ra bình luận.
Theo kế hoạch thanh kiểm tra năm 2018, Tổng cục Thuế yêu cầu các địa phương tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp ở các ngành nghề mới, đặc thù như Uber, Grab, kinh doanh qua mạng, bán hàng đa cấp, kinh doanh game.
Khoảng 1 tháng nữa sẽ hết thời hạn thí điểm triển khai dịch vụ của Grab và Uber. Vậy tương lai nào cho loại hình dịch vụ taxi công nghệ này tại Việt Nam?
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.