Sơn La sẽ phát triển 600MWp điện mặt trời trong 5 năm tới

Thái Bình Thứ sáu, 04/12/2020 - 17:52

Tổng nhu cầu quỹ đất đến năm 2025 cần cho các dự án năng lượng là 515ha.

Nội dung này được UBND tỉnh Sơn La xác định trong quyết định phê duyệt đề án ‘Định hướng phát triển năng lượng mặt trời trên địa bàn giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030’.

Đề án được coi là cơ sở để cập nhật nguồn và lưới điện tỉnh Sơn La vào quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời là cơ sở xác định phương án đấu nối các nhà máy điện mặt trời đến năm 2025 trong tỉnh vào hệ thống điện quốc gia đảm bảo khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn điện.

Theo đó, một số vấn đề trọng tâm được định hình cơ bản trong thời gian tới. Cụ thể, giai đoạn đến năm 2025, dự kiến phát triển 600MWp điện mặt trời (trong đó 500MWp điện mặt trời mặt đất, 100MWp mặt mái nhà). Tương ứng, lưới điện cần được bổ sung gồm các lưới 220kV, 110kV, 35kV và 22kV đồng bộ với tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời được đề xuất trên địa bàn tỉnh để đấu nối vào lưới quốc gia.

Giai đoạn đến năm 2030, tỉnh dự kiến phát triển khoảng 600MWp, trong đó 500MWp phát triển các nhà máy điện mặt trời nổi trên mặt hồ hoặc bán ngập, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Mường La và Quỳnh Nhai, 100MWp điện mặt trời mái nhà.

Cũng theo đề án được duyệt, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty truyền tải điện miền Bắc, Tổng công ty điện lực miền Bắc đầu tư phần lưới điện 22kV. Phần lưới điện 110kV, 35kV, 22kV đấu nối các nhà máy điện mặt trời do chủ đầu tư các nhà máy thực hiện.

Để đáp ứng đề án, tổng nhu cầu quỹ đất đến năm 2025 cần là 515ha. Về vốn đầu tư, đối với các dự án điện mặt trời ở tỉnh Sơn La được khuyến nghị dưới mức 634.000 USD/MWp khi triển khai đảm bảo khả năng thu hồi vốn và trang trải các khoản vay cho nhà đầu tư. Đồng thời, tổng vốn đầu tư của lưới điện truyền tải 22kV được kiến nghị là 552,5 tỷ đồng.

Theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV (duyệt tháng 11/2016), tỉnh này sẽ đầu tư xây dựng một dự án nhà máy điện mặt trời tại khu công nghiệp Mai Sơn, huyện Mai Sơn với công suất 10MW (giai đoạn 2016-2020).

Được biết, dự án do Công ty CP Năng lượng Sông Lam Sơn La thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 267 tỷ đồng. Hiện tại, dự án đã cơ bản xong một số thủ tục pháp lý quan trọng để triển khai, xây dựng. Đây có thể coi là trường hợp thể hiện nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho dự án (về mặt quy hoạch) của tỉnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư quan tâm tới mảng phát triển năng lượng tái tạo - một lĩnh vực mà tỉnh này có nhiều tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên. 

Cụ thể, tháng 6/2016, Sở Công thương tỉnh tham mưu tỉnh về chủ trương cho phép thực hiện dự án nhà máy này tại khu công nghiệp Mai Sơn. Theo đó, nhu cầu về điện của khu công nghiệp về sản phẩm nhà máy quang điện chưa và không có. Nếu đầu tư thì nhà máy phải đấu nối lưới và hợp đồng bán điện lên hệ thống điện quốc gia.

Đồng thời, theo Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Sơn La chưa có quy hoạch nhà máy quang điện. Theo quy định, trước khi đầu tư phải được Bộ Công thương bổ sung vào quy hoạch liên quan. Do khu công nghiệp có quy chế hoạt động riêng (các thủ tục do Ban quản lý các khu công nghiệp cấp), trong khi dự án nếu đầu tư và được hưởng ưu đãi đối với năng lượng tái tạo thì cần được chấp thuận của UBND cấp tỉnh, Bộ Công thương và doanh nghiệp truyền tải điện nên dự án cần được tách ra ngoài khu công nghiệp.

Từ đây, Sở Công thương đề xuất giải pháp: điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Mai Sơn theo hướng chuyển 10-12ha đất bố trí cho nhà máy quang điện ra ngoài khu công nghiệp, hoặc lựa chọn địa điểm khác ngoài khu công nghiệp sau khi dự án được bổ sung vào quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo.

Tháng 1/2017, dự án được cấp chủ trương. Vài tháng sau, UBND tỉnh quyết định thu hồi hơn 14,4ha đất khu công nghiệp (đã giao cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La trước đây) để cho Công ty CP Năng lượng Sông Lam Sơn La thuê nhằm thực hiện dự án điện mặt trời Mai Sơn; hoàn thành và vận hành vào quý IV/2017.

Hai thành viên của Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024

Hai thành viên của Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Công ty CP Nhựa tái chế DUYTAN và Công ty CP Khuôn chính xác Minh Đạt thuộc Công ty Duy Tân được trao Thương hiệu quốc gia 2024.

Phúc Sinh Group mở cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội

Phúc Sinh Group mở cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội

Doanh nghiệp -  7 giờ

Cửa hàng K Coffee đầu tiên ở Hà Nội nằm trong kế hoạch mở rộng chuỗi tại các thành phố lớn của Phúc Sinh Group.

Dấu ấn Tân Long trong chiến lược chuyển dịch của BAF Việt Nam

Dấu ấn Tân Long trong chiến lược chuyển dịch của BAF Việt Nam

Doanh nghiệp -  12 giờ

Mối quan hệ với Tập đoàn Tân Long giúp mang lại nhiều lợi thế củng cố khả năng tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần ngành chăn nuôi heo của BAF Việt Nam.

Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ

Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ

Diễn đàn quản trị -  17 giờ

Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Tiêu điểm -  17 giờ

Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.

Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa

Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa

Doanh nghiệp -  18 giờ

Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.

Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao

Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao

Tiêu điểm -  18 giờ

Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.