Khởi nghiệp
Startup bán nến thơm được 3 Shark chung tay đầu tư
Chị em Triệu Vy, Lê Vy kinh doanh mặt hàng nến thơm từ giữa năm 2021. 6 tháng vừa qua của năm 2022, doanh thu startup đạt 600 triệu đồng.
Hai chị em Nguyễn Hoàn Lê Vy, sinh năm 2005 và Nguyễn Hoàn Triệu Vy, sinh năm 2001 đồng sáng lập Jaros Candle bằng niềm đam mê nến thơm. Hai cô gái đến với Shark Tank Việt Nam kêu gọi số vốn 200 triệu đồng cho 20% cổ phần.
Triệu Vy tin rằng lý do để các Shark có thể đầu tư vào startup của mình là triết lý sản phẩm - "Creating art and science of scented candles" (tạm dịch: sáng tạo nghệ thuật và ứng dụng khoa học cho ngọn nến tỏa hương thơm).
Tất cả những sản phẩm đều do chính cô tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất đến khâu bao bì, thiết kế và marketing. Jaros Candle đã nhận phản hồi rất tốt từ khách hàng, và có tiềm năng xuất khẩu sang nước ngoài với đơn hàng lớn.

Lý do thứ hai đó chính là mặc dù nến thơm không mới ở thị trường quốc tế, nhưng mới ở thị trường Việt Nam. Đối với ở địa phương mình, hai nhà sáng lập Jaros Candle nhận thấy rằng người dân chưa biết đến nến thơm nhiều.
Sau đại dịch Covid, người Việt Nam có nhu cầu tìm đến các sản phẩm giúp thư giãn, trong đó có nến thơm. Vì vậy Jaros Candle tin nếu sản phẩm này được đầu tư và phát triển tốt thì nến thơm nội địa Việt Nam sẽ phát triển như các thương hiệu quốc tế khác.
Chị em Triệu Vy, Lê Vy kinh doanh mặt hàng nến thơm từ giữa năm 2021. 6 tháng vừa qua của năm 2022, doanh thu startup đạt 600 triệu đồng. Bình quân mỗi tháng bán lẻ và nhận gia công theo yêu cầu là trên 500 sản phẩm.

Jaros có nghĩa Jasmine là hoa nhài và Rose là hoa hồng, là tên viết tắt tiếng Anh của hai chị em Lê Vy và Triệu Vy. Với tên gọi này, hai chị em mong muốn mang đến hương thơm giúp mọi người cảm thấy thích khi sử dụng nến thơm của Jaros Candle.
Sản phẩm nến thơm Jaros Candle sử dụng sáp đậu nành, sáp ong và sáp cọ, không sử dụng sáp parafin. Với số vốn kêu gọi, startup muốn nâng cấp các thiết bị sản xuất nến và thuê thêm nhân công, sau đó mở 1 cửa hàng ở Vĩnh Long và nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chất lượng và đa dạng hơn.
Cả Shark Liên và Shark Hùng Anh đều sử dụng Golden Ticket 100 triệu đồng dành tặng startup. Cuối cùng, startup được đầu tư 200 triệu đồng cho 30% từ cả Shark Liên, Shark Hùng Anh và Shark Erik.
Deutsche Bank rót 100 triệu USD vào ứng dụng Be
Coolmate huy động thành công 2,3 triệu USD từ GSR Ventures
Sau ba năm hoạt động, với doanh thu tăng gấp 3-4 lần mỗi năm, Coolmate mong muốn trở thành một điển hình về doanh nghiệp có trách nhiệm bằng việc kinh doanh bền vững, có lợi nhuận, mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng, nhân viên, đối tác, và cổ đông.
Grab chính thức bắt tay làm ngân hàng số
Grab hy vọng sẽ thu được lợi nhuận bằng cách cung cấp một bộ dịch vụ trên nền tảng của mình tại Singapore, nơi những người sử dụng Grab để gọi xe hoặc đặt đồ ăn giờ đây cũng có thể truy cập các dịch vụ ngân hàng.
Med24 muốn chinh phục thị trường Singapore
Đầu năm nay, Med247 huy động thành công 4,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A, dẫn dắt bởi Altara Ventures, cùng với 2 thành viên góp vốn là Pavilion Capital, MiRXES.
Dat Bike phát triển trạm sạc nhanh cho xe máy điện
Sau các vòng gọi vốn đầu tiên, đến nay Dat Bike đã làm chủ công nghệ pin và bộ điều khiển xe điện. Các chi tiết cấu thành sản phẩm đều được Dat Bike thiết kế và đa số do các nhà cung cấp trong nước sản xuất nhằm chủ động nguồn cung và giảm giá thành.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.