Khởi nghiệp
Startup Việt bị chê trên Shark Tank nhưng thành công ngoài đời thực
Rời chương trình Shark Tank Việt Nam, các startup Việt như Dat Bike, EQUO hay Medigo đều đã thành công ngoài đời thực, mặc cho trước đó các công ty này bị chê bai bởi các Shark.
Cuối năm 2022, startup xe điện Dat Bike lần thứ 3 công bố nhận vốn từ quỹ Jungle Ventures, nâng tổng số tiền mà công ty huy động được lên đến 16,5 triệu USD.
Phía Dat Bike cho biết, khoản đầu tư sẽ giúp nâng cấp công nghệ và sản phẩm, tuyển dụng đội ngũ kinh doanh, chăm sóc khách hàng, đồng thời đầu tư mở rộng sản xuất.
Đến nay, Dat Bike đã làm chủ công nghệ pin và bộ điều khiển xe điện. Các chi tiết cấu thành sản phẩm đều được startup này tự thiết kế và đa số do các nhà cung cấp trong nước sản xuất nhằm chủ động nguồn cung và giảm giá thành.
Công ty tuyên bố chỉ trong 12 tháng, doanh thu đã tăng gấp 10 lần. Hiện tại, Dat Bike đã mở ba cửa hàng chính hãng tại TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, cùng nhiều trạm sạc, đổi pin ở các thành phố lớn.
CEO Dat Bike - ông Sơn Nguyễn bày tỏ tham vọng muốn đưa công ty trở thành nhà sản xuất Việt Nam dẫn đầu trong khát vọng "xanh hóa" thị trường xe hai bánh có giá trị 25 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á.
Trước khi sản phẩm của Dat Bike được đưa ra thị trường, ông Sơn từng "bị chê" trong chương trình Shark Tank Việt Nam 2019. Shark Nguyễn Thanh Việt cho rằng, xe điện Dat Bike nguy hiểm, còn Shark Nguyễn Hòa Bình đánh giá startup đang tạo ra một sản phẩm mà chưa chắc người tiêu dùng đã cần, và có cũng được, không có cũng được.

Cùng cảnh ngộ với Dat Bike, startup EQUO của nữ doanh nhân Việt Kiều Marina Trần Vũ cũng gây chú ý vào giữa năm 2021 khi lên sóng chương trình Shark Tank Việt Nam.
EQUO chuyên cung cấp các giải pháp 100% không chứa nhựa và có thể phân hủy hoàn toàn từ cà phê, dừa và mía, thay thế cho nhựa sử dụng một lần. Mục tiêu của công ty là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm và giải pháp dễ sử dụng, thuận tiện mà không cần đổi lối sống, hành vi của họ.
Tuy nhiên, EQUO đã phải nhận về 4 cái lắc đầu của các Shark, với chung một lý do là giá thành sản phẩm đang ở mức cao so với thị trường.
Thực tế, các sản phẩm của EQUO sau này được phân phối rộng rãi trên kênh bán hàng Amazon ở Mỹ, Canada và Úc; trang web bán sỉ Faire; các cơ sở và nhà bán lẻ F&B tại Việt Nam, Singapore và Châu Âu.
Năm ngoái, EQUO thậm chí đã huy động thành công 1,3 triệu USD vòng hạt giống, dẫn đầu bởi NextGen Ventures với sự tham gia của Techstars, East Ventures và vận động viên Michelle Wie-West.
Nhà sáng lập Marina Trần Vũ kỳ vọng có thể tăng mức độ nhận diện và sức ảnh hưởng của thương hiệu EQUO, đồng thời thâm nhập sâu hơn vào các thị trường Mỹ, Canada, Singapore, và các thị trường mới gia nhập như Châu Âu, Nhật Bản và Úc.

Hoạt động trong lĩnh vực y tế, Medigo được biết đến là nền tảng công nghệ về sức khỏe hỗ trợ dịch vụ giao thuốc 24/7 cho khách hàng. Đến nay, startup có mặt tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM, phục vụ hơn 700.000 người dùng.
Năm 2021, Medigo góp mặt trong chương trình Shark Tank Việt Nam khi đã thực hiện thành công 2 vòng gọi vốn. Tuy nhiên, chung cuộc Medigo vẫn phải ra về trắng tay khi các Shark cho rằng đây là một thị trường ngách, tiềm năng không lớn và startup đang tự định giá quá cao.
Rời Shark Tank, Medigo liên tục phát triển với 2 vòng gọi vốn từ các quỹ ngoại. Startup này đã tập trung phát triển mạnh hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe với đa dạng lĩnh vực hoạt động như: Bác Sĩ tư vấn từ xa, Giao Thuốc Nhanh 24/7 và Xét Nghiệm Tại Nhà.
Trong đó, bác sĩ tư vấn từ xa là nền tảng kết nối trực tuyến với các bác sĩ đầu ngành, giúp khách hàng nhận được tư vấn của bác sĩ về các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, … một cách tiện lợi, tiết kiệm và nhanh chóng ở mọi thời điểm dù ở bất cứ đâu.
Đặc biệt, thông qua tính năng giao thuốc nhanh 24/7 là một tính năng đột phá và tiên phong tại Việt Nam, Medigo đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm chăm sóc sức khỏe cần thiết một cách nhanh chóng và phục vụ khách hàng 24/24.
Ngoài ra, Medigo đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp xét nghiệm tại nhà với kết quả có độ chính xác cao được lưu trữ bảo mật và gửi đến khách hàng một cách nhanh chóng thông qua ứng dụng, kèm theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Thông qua đó, khách hàng có thể tra cứu và được bác sĩ theo dõi về vấn đề sức khỏe của cá nhân.
Các thương vụ M&A hâm nóng lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
Startup dạy toán Clevai nhận vốn 4 triệu USD
Từ một nhóm 10 người đầu tiên, Clevai có đội ngũ 150 nhân sự và hơn 400 thầy cô giáo đang tham gia công tác là những thầy cô trường chuyên như: Amsterdam Hà Nội, Lê Hồng Phong Nam Định… với hơn 15.000 học sinh đang theo học.
Startup mua trước trả sau Ree-Pay tìm cách bán mình cho ngân hàng
Lĩnh vực mua trước trả sau tại Việt Nam dường như đang trải qua giai đoạn thanh lọc khốc liệt, khi gần đây một Kỳ lân ngoại là Atome đã tuyên bố rút khỏi thị trường, còn startup Ree-Pay đang tìm cách bán mình cho ngân hàng.
Điểm tựa để chuỗi cà phê Katinat tăng trưởng thần tốc
Đến nay, chuỗi cà phê Katinat đã liên tục mở rộng và đạt mốc 50 cửa hàng, chủ yếu tại TP. HCM, các tỉnh lân cận phía Nam như: Đồng Nai, Bình Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt và gần đây là thị trường Hà Nội.
JobHopin kinh doanh mô hình tìm người tài
Tính đến thời điểm hiện tại, JobHopin đã hỗ trợ cho hơn 2 triệu nhân sự tiềm năng ở Việt Nam, đồng thời kết nối tới hơn 108.000 nhà tuyển dụng. Giai đoạn 2018 - 2021, mỗi năm JobHopin đều tăng trưởng gấp 3 lần về doanh thu, cũng như về năng lực công nghệ.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.