Tiêu điểm
Sức nóng từ cuộc đua số hóa ngành giáo dục
Giai đoạn 2016 - 2021, ngành giáo dục đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt khi có hơn 2.900 trường được thành lập mới, hơn 4.000 đơn vị giáo dục ngoài công lập, cùng hàng trăm công ty công nghệ giáo dục (Edtech) đang chạy đua tìm kiếm học viên.
Theo Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia Việt Nam, nhìn chung về mặt tài chính mức độ đầu tư cho giáo dục của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong vòng 10 năm qua (2011-2020) với 18% tổng chi ngân sách nhà nước. Mỗi gia đình sẵn sàng chi 30% thu nhập đầu tư cho việc học của con cái.
Không chỉ các bậc phụ huynh, mà Chính phủ vẫn luôn dành sự ưu tiên cho việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu hiện nay chiếm 13% tổng dân số, tỷ lệ gia tăng thu nhập cũng cao hơn với 12,4% nên phụ huynh càng sẵn sàng đầu tư cho con học các trường tư thục, quốc tế với mức học phí cao gấp 4-5 lần so với trường công lập.
Ngoài nhu cầu về mặt tài chính, mong muốn của học sinh và phụ huynh cũng được thể hiện rõ thông qua việc chọn trường, đơn vị đào tạo. Theo khảo sát của British Council 2022, có đến 64% học viên lựa chọn ngành học do có hứng thú và chỉ 31% là vì có cơ hội việc làm tốt.
Điều này cho thấy, học viên lựa chọn trường phần lớn là vì sở thích, có cảm tình với ngành/trường học, mong muốn khám phá đời sống sinh viên sẽ như thế nào, nếu học ngành đó họ sẽ được trải nghiệm những gì…
Vì vậy, trước bối cảnh các trường hiện nay không có nhiều sự khác biệt về chương trình đào tạo, điều khiến thương hiệu lấy trọn niềm tin của khách hàng chính là mang đến trải nghiệm mới mẻ, thú vị và mang tính thực tế.
Giai đoạn 2016 - 2021, ngành giáo dục đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt khi có hơn 2.900 trường được thành lập mới, hơn 4.000 đơn vị giáo dục ngoài công lập, cùng hàng trăm công ty công nghệ giáo dục (Edtech) đang chạy đua tìm kiếm học viên.
Xuất phát từ nhu cầu học và trải nghiệm của học sinh, các trường ngày nay không chỉ hướng đến việc cung cấp kiến thức, mà còn tập trung gia tăng mức độ khám phá, tìm tòi những cái mới, giúp học viên bắt kịp xu hướng, linh hoạt và sáng tạo.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường công lập tại Việt Nam (2021) cho thấy, 30% học sinh chọn trường qua Internet, 26% nhờ ý kiến phụ huynh, bạn bè.
Có thể nói, mức độ ảnh hưởng của cha mẹ đối với quyết định chọn trường của con cái đang dần ít hơn so với sự tiếp nhận, tham chiếu thông tin từ Internet. Vì vậy, để thu hút học viên trước hết các trường cần nắm vững sự dịch chuyển trong hành vi, tâm lý khách hàng thời đại số.
Theo các số liệu cụ thể về thị trường, ông Đặng Phú Vinh - CEO Công ty CP Adsota đã đưa ra nhận định về mối liên hệ giữa cung và cầu trong ngành giáo dục: "Trong thực tế, nhu cầu học tập, chọn trường hiện nay là rất lớn nhưng khoảng cách giữa cung và cầu trên thị trường không quá xa như chúng ta tưởng tượng".
Thị trường nhộn nhịp là vậy, nếu doanh nghiệp không chủ động bước vào cuộc đua chắc chắn sẽ bị thụt lùi trước các đơn vị có thế mạnh về công nghệ, thậm chí là cả trường công, trường tư.
Ông Vinh nhấn mạnh thêm: "Không lúc nào hơn lúc này, đây chính là thời điểm các đơn vị giáo dục phải mạnh mẽ thay đổi cách làm để tuyển sinh được hiệu quả hơn, tạo sự thu hút và để phụ huynh, học sinh hiểu về những giá trị mà họ nhận được khi đồng hành phát triển cùng nhà trường".
Với phương châm đổi mới, sáng tạo để bắt kịp xu hướng thị trường đa sắc màu, các trường hiện nay cũng đang nỗ lực chuyển mình cho thương hiệu từ những bước đầu tiên: thay đổi định hướng, bộ nhận diện, tuyên ngôn, khẩu hiệu…Tuy nhiên không phải đơn vị vào cũng sẵn sàng "làm mới" những thứ vốn đã gắn bó lâu đời thương hiệu.
Ông Nguyễn Đình Thành - Đồng sáng lập Elite Pr School, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số DTSI chia sẻ: "Sự khác biệt của thương hiệu nằm ở việc nắm giữ sợi dây liên kết giữa Cái ta là và Cái ta làm".
Theo ông Thành, "Cái ta là" là gốc rễ, giá trị thực mà các trường đem lại cho người học và phụ huynh thông qua tên gọi, tầm nhìn, sứ mệnh và lời hứa thương hiệu. "Cái ta làm" là hành động thực thi để làm nổi bật, khác biệt và sáng tạo dựa "Cái ta là" vốn có.
Hành động đó được thể hiện qua màu sắc, logo, tagline, đồng phục, nội dung, hình ảnh, hoặc từ những câu chuyện, giai thoại, lịch sử, truyền thống được nhà trường truyền tải khéo léo thông qua các kênh tiếp cận trên nền tảng số nhằm làm nét hơn những thế mạnh vốn có của nhà trường.
Marketing giáo dục hay bất cứ ngành nghề nào hiện nay cũng dần chuyển hướng công nghệ hóa trong sản phẩm, dịch vụ và kể cả cách làm marketing. Với lĩnh vực mà đối tượng khách hàng tập trung vào học sinh, phụ huynh thì việc kết hợp các công cụ trong việc hỗ trợ tìm kiếm insights, tối ưu trải nghiệm người dùng, quản lý và chăm sóc khách hàng là điều cần thiết.
Theo Ông Đặng Quang Bão - CEO Công ty CP giải pháp công nghệ LHP cho biết: "Những công cụ kinh điển được ứng dụng thường xuyên khi làm marketing đó là Social Listening, Landing page và CRM (Customer Relationship Management)".
Hiện nay, một số trường có đội ngũ vận hành riêng, nhưng bài toán thu hút học viên vẫn đang gặp nhiều khó khăn và cần tối ưu nhiều hơn. Do vậy, việc biết và vận dụng đúng, hiệu quả các công cụ đòi hỏi nhà trường đầu tư nhân sự chuyên trách hoặc tham khảo cách làm của các đơn vị tư vấn, sau đó mới tính đến việc tự vận hành.
Edtech - Công nghệ giáo dục: Bền bỉ và linh động trong 'mùa đông khởi nghiệp'
CEO của F88 lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng bị công an kiểm tra
Người đứng đầu F88 cho biết, những đợt kiểm tra các phòng giao dịch gần đây của cơ quan công an tại nhiều địa phương là cơ hội giúp cho F88 rà soát, bổ sung các thủ tục còn thiếu sót, từ đó kiện toàn hệ thống vận hành kinh doanh.
Kỳ lân Kredivo huy động 270 triệu USD mở rộng ngân hàng số
Kredivo hiện đang dẫn đầu thị trường BNPL với hơn 50% thị phần trên các thị trường thương mại điện tử ở Indonesia, cùng dữ liệu từ hơn 6 triệu người dùng.
Ứng dụng Be và GSM về chung một nhà liệu có chia lại thị trường gọi xe?
Trong con mắt của một số nhà đầu tư kì cựu, nếu đơn vị dẫn đầu thị trường như Grab đã chiếm quá nửa thị phần dịch vụ gọi xe, thì đơn vị đứng thứ 2 sẽ luôn được cân nhắc để rót vốn. Bởi động lực và sức bật của "người về nhì" sẽ tốt hơn người thứ nhất.
Rào cản khiến Starbucks chưa bùng nổ sau 10 năm vào Việt Nam
Sau 10 năm chính thức có mặt tại Việt Nam, Starbucks hiện có 85 cửa hàng trên toàn quốc. Có thể xem đây là một con số khiêm tốn so với các chuỗi cà phê dẫn đầu như: Highlands Coffee, The Coffee House hay Phúc Long.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực