Tách giải phóng mặt bằng: Bước đột phá cho đầu tư công?

Phạm Sơn Thứ năm, 12/09/2024 - 09:26

Việc tách khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập sẽ tạo đột phá trong triển khai các dự án đầu tư công.

Bộ Kế hoạch và đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Tại hội thảo lấy ý kiến tại TP.Hồ Chí Minh ngày 11/9, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), cho biết vài năm trước MPI đã đề xuất tách khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhưng chưa được chấp thuận.

“Quốc hội khi đó vẫn còn băn khoăn nếu tách bồi thường ra nhưng sau này việc bồi thường không gắn với dự án thì sẽ có hệ lụy rất lớn, không biết quy trách nhiệm cho ai”, bà Ngọc nói.

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) do MPI soạn thảo, đặt mục tiêu giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của Luật Đầu tư công 2019 để đáp ứng tình hình phát triển mới, đồng thời luật hóa một số chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội ban hành.

Đối với nhóm nội dung thể chế hóa cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù, nhiều đại biểu địa phương quan tâm việc cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án riêng độc lập đối với tất cả các nhóm dự án, thay vì chỉ dự án nhóm A như quy định hiện hành.

Chính sách này sẽ tạo ra bước đột phá về tiết kiệm thời gian, nguồn lực, tránh phát sinh các chi phí. Bởi lẽ, khi tách thành dự án riêng, việc đền bù, giải phóng mặt bằng có thể được triển khai sớm, không cần chờ đến khi phê duyệt quyết định đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng, tiến độ của dự án đầu tư công phụ thuộc nhiều vào công tác giải phóng mặt bằng. “Không có mặt bằng thì không thể triển khai được dự án đầu tư”, ông Hòa nói.

Theo dự thảo, trong trường hợp thật sự cần thiết, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng có thể được tách thành dự án độc lập. Nhưng một số đại diện địa phương cho rằng cần làm rõ quy định tách riêng giải phóng mặt bằng thành dự án mới.

Điều kiện “trường hợp thực sự cần thiết” cần được cụ thể hóa, tránh những rắc rối, phát sinh không đáng có trong quá trình triển khai sau này, theo đại diện một số địa phương.

Trình tự thủ tục cho công tác tách riêng giải phóng mặt bằng cần được quy định cụ thể, giúp các địa phương không lúng túng khi áp dụng trên thực tế, theo đại biểu một số địa phương khác.

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) nêu năm nhóm chính sách chính:


- Thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng;
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công;
- Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công;
- Thúc đẩy thực hiện và giải ngân vốn vay ưu đãi phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
- Đơn giản hóa trình tự, thủ tục, bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật.

Luật Đầu tư công (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 năm nay.

Thêm áp lực lên đầu tư công

Thêm áp lực lên đầu tư công

Tiêu điểm -  9 tháng
Cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chậm trễ sẽ gây áp lực lên kế hoạch đầu tư công.
Thêm áp lực lên đầu tư công

Thêm áp lực lên đầu tư công

Tiêu điểm -  9 tháng
Cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chậm trễ sẽ gây áp lực lên kế hoạch đầu tư công.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Tiêu điểm -  1 năm

Việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí, văn bản của Chính phủ nêu rõ.

Kích hoạt đầu tư công

Kích hoạt đầu tư công

Leader talk -  1 năm

Luật Đất đai sửa đổi: Cần đột phá tư duy trong đền bù giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai sửa đổi: Cần đột phá tư duy trong đền bù giải phóng mặt bằng

Tiêu điểm -  1 năm

Mặc dù đã bỏ khung giá đất, song theo luật sư Trương Thanh Đức, các quy định về đền bù giải phóng mặt bằng tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn chưa có sự đột phá, chưa đảm bảo được quyền lợi của người dân.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  12 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  16 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  20 phút

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tủ sách quản trị -  12 giờ

Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.