Tiêu điểm
Thúc đẩy đầu tư công với 'năm quyết tâm' và 'năm bảo đảm'
Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần "năm quyết tâm" và "năm bảo đảm" với mục tiêu giải ngân trên 95% số vốn đã phân bổ của năm nay, gần 670 nghìn tỷ đồng.
Trong tinh thần "năm quyết tâm", Thủ tướng yêu cầu giữ vững kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí và đẩy lùi tiêu cực. Thứ hai, cần làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng kịp thời.
Thứ ba, phải tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách, thủ tục. Thứ tư, đổi mới phương pháp, cách làm, sáng tạo và ứng dụng giải pháp công nghệ mới, hiện đại, tăng cường chuyển đổi số.
Cuối cùng, quyết tâm khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm và sợ sai.
Về "năm bảo đảm", Thủ tướng nhấn mạnh việc bảo đảm chủ động nguyên vật liệu, nhất là cát sỏi, đất đắp nền và các điều kiện cần thiết cho các dự án.
Đồng thời, cần bảo đảm nhân lực có tâm, có tầm, có trách nhiệm, với phương án huy động đủ nhân lực và bố trí thêm khi cần đẩy nhanh tiến độ.
Tiếp theo, phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, đồng thời đảm bảo công tác tái định cư và tạo sinh kế cho người dân trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ tư, quản lý đúng quy định, không kéo dài, đội vốn và gây thất thoát vốn.
Cuối cùng, bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tại Hội nghị thúc đẩy đầu tư công năm 2024 hôm nay, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
Đầu tư công có vai trò quan trọng trong việc triển khai các đột phá chiến lược về hạ tầng, với mục tiêu đến năm 2025 có 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc.
Đầu tư công còn tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, khu công nghiệp và kích hoạt các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Năm tổ công tác của Thủ tướng và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ đang làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công. Sắp tới sẽ bổ sung thêm một tổ công tác do Phó thủ tướng Lê Thành Long làm tổ trưởng.
Thủ tướng biểu dương những kết quả mà các bộ, ngành, địa phương đã đạt được, đặc biệt là 11 bộ, cơ quan và 35 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước.
Tuy nhiên, ông cũng phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan và địa phương chưa thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng nhấn mạnh rằng, vốn đầu tư công là tiền của nhà nước và của nhân dân, nên phải sử dụng hiệu quả nhất, không chậm trễ, không lãng phí.
Các bộ, ngành và địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng và thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định.
Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư công và các quy định tại các luật liên quan theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và môi trường và UBND các tỉnh, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án đường bộ cao tốc và các dự án trọng điểm khác.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng sẽ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương cập nhật, điều chỉnh và công bố giá vật liệu xây dựng theo tháng phù hợp với diễn biến giá thị trường, đồng thời tăng cường kiểm soát giá vật liệu xây dựng.
Thủ tướng cũng lưu ý rằng, việc triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, liên vùng cần gắn với Đợt thi đua "500 ngày đêm quyết tâm cao, nỗ lực lớn" để hoàn thành 3.000 km cao tốc chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam và 80 năm Quốc khánh.
Trước đó, trong bài phỏng vấn với TheLEADER, Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết đầu tư công sẽ là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2024, khi nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Đầu tư công sẽ đóng vai trò là nguồn "vốn mồi" kích thích nhiều nguồn vốn khác tham gia vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra tác động lan tỏa cho phát triển bền vững.
Ông Hiếu cho biết, khi giải ngân đầu tư công tăng thêm 1%, tăng trưởng GDP sẽ tăng thêm 0,058%. Giải ngân 1 đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,61 đồng vốn đầu tư của khối ngoài nhà nước, góp phần kích cầu kinh tế, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân đầu tư công
Việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí, văn bản của Chính phủ nêu rõ.
Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 73,5% kế hoạch
Nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ khiến giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch đề ra.
Quảng Ninh chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công
Tổng kế hoạch vốn được giao của Quảng Ninh đứng thứ 5 cả nước và nếu xét về số vốn giải ngân tuyệt đối thì Quảng Ninh đứng thứ 7 cả nước.
Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
Vietjet chuyển giao 50 máy bay Boeing 737 cho Vietjet Thái Lan
50 tàu bay Boeing 737 đầu tiên trong đơn hàng 200 máy bay giữa Vietjet và Boeing vừa được ký chuyển giao cho Vietjet Thái Lan.
Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt
Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán
Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.
Quản trị trong thời khủng hoảng
Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.
Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.