Phát triển bền vững

Tầm nhìn mới cho nông nghiệp Tây Nguyên

Phạm Sơn Thứ hai, 21/11/2022 - 13:16

Nông nghiệp vùng cao nguyên đất đỏ bazan sẽ được phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu đặc sản, gắn liền với chế biến sâu và thị trường tiêu thụ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến Hội nghị triển khai nghị quyết phát triển vùng Tây Nguyên ngày 20/11

Với đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu cao nguyên thuận lợi, Tây Nguyên sở hữu khoảng 5 triệu héc ta đất nông nghiệp và là vùng trọng điểm sản xuất nhiều loại nông sản chủ lực như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, cà phê…

Tuy nhiên, nông nghiệp Tây Nguyên suốt nhiều năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là việc chưa xây dựng được thương hiệu, chưa tạo ra giá trị gia tăng cao, năng lực ứng dụng công nghệ nâng cao vào canh tác nông nghiệp vẫn còn yếu kém.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người nông dân Tây Nguyên vẫn canh tác theo mô hình nhỏ lẻ, tự phát, không tuân theo định hướng của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương. Vùng nông sản chưa gắn với thị trường, hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa xảy ra lại đẩy người nông dân rơi vào vòng xoáy trồng - chặt.

Thực hiện hóa tầm nhìn phát triển Tây Nguyên được đưa ra tại nghị quyết 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị, nông nghiệp là một trong những cấu phần quan trọng. Theo nhận xét của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, nông nghiệp cần phát triển để trở thành bệ đỡ giúp ổn định kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh của vùng cao nguyên đất đỏ.

Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Phát triển nông nghiệp sao cho phát huy được những bản sắc quý giá ấy cũng sẽ là trợ lực giúp bảo tồn văn hóa, mở ra cơ hội phát triển du lịch nông thôn, du lịch văn hóa.

Trước xu thế mới của thị trường nông sản toàn cầu, nông nghiệp Tây Nguyên được định hướng là nông nghiệp sinh thái bền vững, sản xuất quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Nông sản chú trọng xây dựng thương hiệu, được chế biến sâu và gắn với thị trường tiêu thụ.

Từ quan điểm ấy, tại Hội nghị triển khai nghị quyết phát triển vùng Tây Nguyên ngày 20/11, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề ra một số giải pháp trọng tâm cho nông nghiệp Tây Nguyên.

Đối với thị trường tiêu thụ, theo Thứ trưởng, cần hỗ trợ các đơn vị, tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu nông sản gắn với chỉ dẫn địa lý cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Thị trường cần chú trọng vừa khai thác sức mua của thị trường 100 triệu dân trong nước, vừa tìm đường đưa nông sản Tây Nguyên ra “biển lớn” thông qua hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về rào cản thương mại.

Thứ trưởng nhấn mạnh, xuất khẩu nông sản Tây Nguyên ra nước ngoài cần hướng tới xuất khẩu chính ngạch, sản lượng lớn, chất lượng cao, có thương hiệu trên trường quốc tế.

Để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, một trong những nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu, chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng các phương pháp kỹ thuật, các công nghệ mới nhằm chống chịu sâu hại, bệnh dịch, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về hạ tầng, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp, đồng thời đầu tư bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là tại những khu vực trọng yếu và nhạy cảm về môi trường.

Trao đổi với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đề xuất cần có thêm nhiều cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng về quy mô vùng canh tác, thúc đẩy mối liên kết để hình thành chuỗi nông sản từ canh tác, nuôi trồng tới tiêu thụ.

Các tỉnh cũng đề nghị cần thêm những hỗ trợ cho cá nhân, đơn vị, địa phương để xây dựng và công nhận các loại nông sản OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm).

Tập đoàn TH đề xuất 4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên

Tập đoàn TH đề xuất 4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên

Doanh nghiệp -  2 năm

“Chúng ta có thể phát triển rất nhiều thứ ở Tây Nguyên nhưng phải có được mô hình sản xuất lớn và tạo ra được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, sản xuất theo chuẩn quốc tế, phải sử dụng công nghệ cao, hướng tới kinh tế xanh, mang hàm lượng chất xám nhiều”, bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.

Khai phá tiềm năng Tây Nguyên

Khai phá tiềm năng Tây Nguyên

Tiêu điểm -  2 năm

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW với nhiều nội dung đột phá, hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho Tây Nguyên phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn góp phần đảo ngược 'vòng xoáy đi xuống' cho miền Tây

Kinh tế tuần hoàn góp phần đảo ngược "vòng xoáy đi xuống" cho miền Tây

Phát triển bền vững -  2 năm

Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra giá trị kinh tế cao, đồng thời tôn trọng những giá trị tự nhiên, sẽ là giải pháp quan trọng cho Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh "vòng xoáy đi xuống" của vùng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Rừng ngập mặn đảm bảo sinh kế bền vững cho miền Tây

Rừng ngập mặn đảm bảo sinh kế bền vững cho miền Tây

Phát triển bền vững -  2 năm

Hệ thống rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, nếu được bảo tồn và sử dụng hợp lý, sẽ tạo ra nhiều cơ hội cải thiện và nâng cao sinh kế cho bà con, đồng thời đóng góp tích cực vào ngăn ngừa và chống chịu biến đổi khí hậu.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  1 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  44 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.