Tập đoàn TH đề xuất 4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên

Trần Anh Chủ nhật, 20/11/2022 - 16:23

“Chúng ta có thể phát triển rất nhiều thứ ở Tây Nguyên nhưng phải có được mô hình sản xuất lớn và tạo ra được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, sản xuất theo chuẩn quốc tế, phải sử dụng công nghệ cao, hướng tới kinh tế xanh, mang hàm lượng chất xám nhiều”, bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.

4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên

Ngày 20/11, tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW Bộ chính trị về phương hướng phát triển vùng Tây Nguyên tại Đà Lạt, Lâm Đồng với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính,Tập đoàn TH đã ký các Biên bản ghi nhớ phát triển các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao theo định hướng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững trên các lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thảo dược; Thương mại, dịch vụ, du lịch; Công nghiệp khai khoáng,…

Tại Đăk Nông, TH dự kiến phát triển dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao, đồng thời đề xuất triển khai tại Đăk Nông các dự án trồng trọt cây ăn quả và thảo dược ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến sâu, nhà máy chế biến nước tinh khiết tập trung ứng dụng dụng công nghệ cao, trung tâm logistics, dự án khai thác về chế biến sâu bauxite, các dự án phát triển du lịch bền vững...

Với tỉnh Lâm đồng, Tập đoàn TH ký kết biên bản ghi nhớ tiếp tục phát triển dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Lâm Đồng, trồng cây ăn quả và các loại thảo dược theo hướng đa tầng (theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap, Organic) ứng dụng công nghệ cao và chất lượng sản phẩm tốt, có truy xuất nguyên liệu đầu vào rõ ràng, kết hợp chế biến tại chỗ; cũng như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng mang tính bền vững.

Nông nghiệp công nghệ cao là một trong 4 lĩnh vực chủ chốt mà Tập đoàn TH đánh giá là cần thiết để phát triển vùng Tây Nguyên, tạo điều kiện để lôi kéo các lĩnh vực khác phát triển theo.

Tập đoàn TH đề xuất 4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên

Chia sẻ tại Hội nghị , Anh hùng Lao động Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH chia sẻ, để Tây Nguyên có thể phát triển xứng tầm, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp lớn.

“Chúng ta có thể phát triển rất nhiều thứ ở Tây Nguyên nhưng phải có được mô hình sản xuất lớn và tạo ra được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, sản xuất theo chuẩn quốc tế, phải sử dụng công nghệ cao, hướng tới kinh tế xanh, mang hàm lượng chất xám nhiều”, bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.

Đó cũng là một lĩnh vực mà Tập đoàn TH muốn phát triển tại Tây Nguyên: Dự án trồng cây đa tầng kết hợp với chế biến sâu và logistics để tạo ra những sản phẩm, lực lượng hàng hóa có thương hiệu cho Tây Nguyên.

Lĩnh vực tiếp theo là khai khoáng. Theo bà Thái Hương, Tây Nguyên có trữ lượng khoán sản rất lớn, Chính phủ cần quy hoạch sớm, xã hội hóa việc khai thác như nghị quyết của Bộ Chính trị, để độc quyền là không thể ứng dụng triệt để khoa học công nghệ trong khâu khai thác. Phải đưa khoa học hiện đại vào thì mới phát triển được kinh tế xanh và không để lại hệ lụy khi khai thác tài nguyên, đồng thời những vùng đất có khoáng sản nhưng trữ lượng không đủ lớn thì nên để trồng cây ăn quả, cây thảo dược có giá trị lớn hơn, không nên cố khai thác.

Lĩnh vực thứ 4 là du lịch. Tây Nguyên có đủ điều kiện phát triển du lịch đa dạng từ ẩm thực, văn hóa, làng nghề… “Ngành du lịch muốn phát triển phải có hồn cốt dân tộc, từ thuở hồng hoang thế nào, thời kỳ Bà Trưng, Bà Triệu thế nào, thời đại Hồ Chí Minh thế nào”, Nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.

Cần hỗ trợ từ chính sách

Những hướng đi Tập đoàn TH chia sẻ đã và đang được cụ thể hóa. Những đề xuất nói trên mà Anh hùng Lao động, nữ doanh nhân Thái Hương đưa ra đến từ góc độ của một người đã có nhiều năm gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Bà “bước chân” vào Tây Nguyên từ sớm, sau khi khởi dựng Tập đoàn TH với dự án sữa tươi sạch TH true MILK năm 2008 - với hướng đi theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, toàn bộ ứng dụng công nghệ cao. Riêng tại Kon Tum, mới bắt đầu từ cách đây 2 năm nhưng đến giờ TH đã trồng 500ha sầu riêng giống mới và đang lập đề án trình các cấp để phát triển kinh tế dưới tán rừng trên cơ sở đi theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế tri thức.

Tuy nhiên, theo bà Thái Hương, Tây Nguyên vẫn còn chưa phát triển đúng tầm cỡ. Ở Tây Nguyên chưa có những doanh nghiệp, tập đoàn đủ lớn. Chính phủ cần có chính sách phù hợp với thực tiễn để lôi kéo tầng lớp này. Tây Nguyên có diện tích rất rộng nhưng nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn lại là vấn đề nan giải.

Có những nguồn đất đai từ những nông lâm trường trả về cho địa phương nhưng người dân lại đang lấn chiếm và phát triển kinh tế tự phát. Sản phẩm không trở thành hàng hóa và không đi theo quy chuẩn nào hết. Nông dân thậm chí còn không phải người địa phương, thuộc nhiều thành phần và chiếm lĩnh đất đai mà không thể thu hồi lại được.

Tập đoàn TH đề xuất 4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên 1
Bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH

“Chúng ta cứ nói Tây Nguyên có lợi thế về đất đai nhưng hàng chục năm rồi không tận dụng được. Khi chúng tôi làm đề xuất phát triển kinh tế xanh, cần diện tích lâm nghiệp, chính quyền vẫn không dám đưa ra quyết định dù đó là khu vực người dân đã canh tác hàng chục năm rồi, nhưng lý do là đó “vẫn là đất rừng, không được động chạm đến”. Đây là tình trạng chung tại các tỉnh Tây Nguyên vì vậy rất cần sự đánh giá khách quan bài bản để tham mưu cho Chính phủ có những cơ chế, chính sách phù hợp, lôi kéo những doanh nghiệp đủ tâm, tầm vào lĩnh vực này”, bà Thái Hương chia sẻ.

Nữ doanh nhân nhấn mạnh, nếu không có biện pháp phù hợp, Tây Nguyên sẽ tiếp tục mất tất cả (cả rừng và tiềm năng đất đai). Đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu khôn lường và vấn đề nước biển dâng hàng năm thì Tây Nguyên sẽ là chỗ dựa vững chắc cho tương lai con cháu đời sau, cần được phát triển bằng con đường phát triển bền vững, với mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, như đã chỉ ra trong nghị quyết số 23-NQ/TW Bộ chính trị về phương hướng phát triển vùng Tây Nguyên.

“Cần phải có những chính sách khích lệ, để phù hợp với từng dự án, từng thời kỳ, giúp Tây Nguyên thực sự trở thành phên dậu phía Tây của đất nước và trở thành nóc nhà của Đông Dương, đi theo hướng phát triển bền vững như Bộ Chính trị và Chính phủ đã mong muốn. Tôi cũng có khát vọng, sẽ lăn lộn cùng bà con nông dân tại vùng Tây Nguyên, sẽ đưa họ đi cùng, tạo ra thị trường cho họ, đưa khoa học, giống về cho họ… Cùng xây dựng cho Tây Nguyên, như chỉ đạo của Thủ tướng, những thương hiệu, sản phẩm… để có thể hướng ra những thị trường xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản và vươn ra thế giới”, bà Thái Hương chia sẻ.



Tập đoàn TH từng bước chinh phục thế giới

Tập đoàn TH từng bước chinh phục thế giới

Doanh nghiệp -  2 năm
Tiếp cận thị trường Thái Lan là bước đi mới nhất của tập đoàn TH trong hành trình vươn ra biển lớn. Trong nhiều năm qua, nhiều sản phẩm của Tập đoàn TH đã có mặt và chinh phục người tiêu dùng tại các thị trường khó tính hoặc có tiêu chuẩn cao như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… và đặc biệt là Trung Quốc - nơi các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm sữa nhập khẩu được đánh giá là khắt khe nhất thế giới.
Tập đoàn TH từng bước chinh phục thế giới

Tập đoàn TH từng bước chinh phục thế giới

Doanh nghiệp -  2 năm
Tiếp cận thị trường Thái Lan là bước đi mới nhất của tập đoàn TH trong hành trình vươn ra biển lớn. Trong nhiều năm qua, nhiều sản phẩm của Tập đoàn TH đã có mặt và chinh phục người tiêu dùng tại các thị trường khó tính hoặc có tiêu chuẩn cao như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… và đặc biệt là Trung Quốc - nơi các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm sữa nhập khẩu được đánh giá là khắt khe nhất thế giới.
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  19 giờ

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Doanh nghiệp -  5 ngày

Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  7 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  11 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  15 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  16 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  18 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.