Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại

Minh Nhật Thứ ba, 27/04/2021 - 11:28

Hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam có hiệp định thương mại trong diện nhận ưu đãi thuế quan tăng trưởng cả về trị giá lẫn số lượng.

Số liệu từ Bộ Công thương cho biết trong năm 2020, gần 1 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có hiệp định thương mại đã được cấp với tổng trị giá 52,8 tỷ USD, tăng khoảng 6% về trị giá và 9% về số lượng so với năm 2019.

So sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường có hiệp định thương mại (FTA), lượng hàng hóa có sử dụng C/O ưu đãi chiếm khoảng 33,1%. 

Dù tỷ lệ sử dụng C/O khi xuất khẩu sang một số thị trường có FTA có thể giảm, số lượng hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi vẫn tăng đều sau từng năm, Bộ Công thương cho biết.

Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 33,1% không có nghĩa rằng gần 67% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao.

Trên thực tế, thuế nhập khẩu theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) tại một số thị trường đã là 0%, hoặc ở mức rất thấp 1 – 2%, hoặc tương đương với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA.

Trong các trường hợp này, doanh nghiệp không đề nghị cấp C/O ưu đãi khi xuất khẩu bởi việc có hay không có C/O ưu đãi không tạo sự khác biệt về thuế quan.

Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu đi Singapore có sử dụng C/O mẫu D trong năm 2020 đạt 234 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 7,7% trong 3,05 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Nguyên nhân chủ yếu là do thuế MFN của nước này đã là 0% nên doanh nghiệp không cần thiết xin C/O ưu đãi khi xuất khẩu.

Tương tự, Australia và New Zealand đã áp thuế MFN 0% đối với nhiều mặt hàng thủy sản, do đó mặt hàng thủy sản của Việt Nam không cần C/O khi xuất khẩu sang thị trường hai nước này.

a
Nguồn: Trung tâm WTO VCCI.

Xét theo thị trường, Ấn Độ vươn lên là thị trường có tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu sử dụng C/O cao nhất, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chile đứng ở vị trí thứ hai với tỷ lệ sử dụng ở mức 65,5%, tiếp đến là Hàn Quốc (52%).

Đối với các thị trường có hiệp định ASEAN, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi những năm gần đây hầu như không có biến động lớn vì về cơ bản, các đối tác đã thực hiện cắt giảm, xóa bỏ thuế quan được một thời gian.

Xét theo kim ngạch tận dụng ưu đãi thuế quan, hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 15,5 tỷ USD, tiếp đến là sang Hàn Quốc và ASEAN với trị giá lần lượt là 9,95 tỷ USD và 8,97 tỷ USD.

Lượng hàng hóa xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ Việt Nam sang thị trường Lào, Campuchia và Cuba có kim ngạch không đáng kể.

Xét theo mặt hàng, trong nhóm hàng công nghiệp, tổng kim ngạch giày dép được cấp C/O ưu đãi đạt khoảng 7,33 tỷ USD, giảm khoảng 24% so với năm 2019.

Mức giảm kim ngạch cấp C/O đến từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, tương ứng với việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường này.

Tiêu chí xuất xứ đối với mặt hàng giày dép trong các FTA được đánh giá là phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, giày dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cấp C/O cao và tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA.

Đối với một số thị trường, tỷ lệ này đạt 100%, tức là 100% các lô hàng xuất khẩu đều sử dụng C/O ưu đãi.

Sản phẩm dệt may có kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi đạt 7,3 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này sang các thị trường có FTA.

Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép có kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi trên 2,9 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2019 và chiếm tỷ lệ 48% so với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường có FTA.

Xét theo hai hiệp định mới nhất, kim ngạch cấp C/O mẫu Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm 2020 đạt 1,37 tỷ USD, bằng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn hiệp định.

Theo Bộ Công thương, tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP khi xuất khẩu sang các thị trường này không cao là do hầu hết các nước đối tác đều đã có FTA với Việt Nam với quy tắc xuất xứ lỏng hơn và mức thuế suất ưu đãi hơn so với CPTPP trong những năm đầu CPTPP có hiệu lực.

Riêng đối với hai nước Mexico và Canada là hai nước lần đầu tiên Việt Nam có FTA, kim ngạch cấp C/O ở mức khá cao, lần lượt là 867,3 triệu USD và 402 triệu USD, chiếm tỷ lệ khoảng 27,45% và 9,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này.

Đối với FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), tổng trị giá C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu đi 27 nước EU và Anh đã đạt 2,66 tỷ USD, bằng khoảng 14,83% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm 2020 sang thị trường này.

Bộ Công thương đánh giá trong thời gian tới, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn có thể tăng hơn nữa.

Nguyên nhân là do hiện tại, đối với thị trường EU vẫn đang tồn tại song song hai ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và EVFTA, doanh nghiệp vẫn đang lựa chọn một trong hai cơ chế này khi xuất khẩu hàng hóa sang EU.

'Nút thắt' lớn trong thực thi Nghị quyết 68

'Nút thắt' lớn trong thực thi Nghị quyết 68

Tiêu điểm -  12 giờ

Nghị quyết 68 mở ra rất nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển bứt phá cho doanh nghiệp tư nhân, song việc thực thi được dự báo gặp nhiều thách thức.

Chậm chuyển đổi xanh, doanh nghiệp logistics Việt nguy cơ bị loại khỏi sân chơi

Chậm chuyển đổi xanh, doanh nghiệp logistics Việt nguy cơ bị loại khỏi sân chơi

Tiêu điểm -  1 ngày

Logistics xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu không chuyển nhanh, doanh nghiệp logistics Việt sẽ bị loại khỏi sân chơi.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia

Tiêu điểm -  2 ngày

Nghị quyết số 68-NQ/TW khẳng định quan điểm đột phá của Bộ Chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  4 ngày

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tiêu điểm -  4 ngày

Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.

Wink Hotels ra mắt tại Hải Phòng, nâng chuỗi lên gần 1.600 phòng

Wink Hotels ra mắt tại Hải Phòng, nâng chuỗi lên gần 1.600 phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Mang theo triết lý khách sạn công nghệ tối giản và bền vững, Wink Hotels chính thức đặt chân đến Hải Phòng - thành phố cảng chiến lược của miền Bắc, mở rộng dấu ấn thương hiệu trên hành trình phủ sóng thị trường nội địa.

F88 lần thứ ba nhận chứng chỉ bảo vệ khách hàng

F88 lần thứ ba nhận chứng chỉ bảo vệ khách hàng

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Ngay sau cú "hat trick" tại Asian Banking & Finance 2025, F88 tiếp tục nhận chứng chỉ bảo vệ Khách hàng từ M-CRIL, với mức xếp hạng cao nhất kể từ 2019.

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.

Khai trương Vinpearl Hotel Bắc Ninh

Khai trương Vinpearl Hotel Bắc Ninh

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinpearl chính thức khai trương Vinpearl Hotel Bắc Ninh, khách sạn 5 sao theo chuẩn quốc tế đầu tiên do thương hiệu Việt đầu tư và vận hành tại đây.

SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi suất USD chỉ từ 4,5%/năm

SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi suất USD chỉ từ 4,5%/năm

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua thách thức và tối ưu cơ hội trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện với lãi suất vay bằng USD chỉ từ 4,5%/năm và chính sách tài trợ xuất khẩu linh hoạt cho doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm.

SeABank nhận loạt giải quốc tế về quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ

SeABank nhận loạt giải quốc tế về quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) lần thứ 5 liên tiếp được Tổ chức liên đoàn Doanh nghiệp thế giới (Worldcob) vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại giải thưởng The Bizz. Đồng thời, ngân hàng cũng được tạp chí tài chính quốc tế The European vinh danh tại 3 hạng mục giải thưởng về quản trị bền vững, quản trị rủi ro, ngân hàng điện tử.

MSB công bố khung tài chính bền vững

MSB công bố khung tài chính bền vững

Phát triển bền vững -  7 giờ

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) công bố khung tài chính bền vững (Sustainable finance framework - SFF), đánh dấu bước tiến mới trong lộ trình phát triển bền vững, đồng thời khẳng định cam kết lâu dài của MSB đối với tăng trưởng xanh, sự cân bằng về các yếu tố môi trường – xã hội và lợi ích các bên liên quan.