Leader talk

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Trở lại nhịp trước đại dịch

Kiều Mai Thứ hai, 20/12/2021 - 14:09

Đại diện các tổ chức, giới quan sát vẫn cho thấy sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, nhờ yếu tố FDI mạnh mẽ, và "trái ngọt" từ các hiệp định thương mại.

Ông Kyle F. Kelhofer, Giám đốc khu vực của IFC, đánh giá Covid-19 vẫn sẽ tiếp tục là một trong những thách thức chính của năm 2022, khi thế giới ghi nhận biến chủng mới Omicron và các làn sóng dịch bệnh vẫn tiếp diễn.

Việt Nam đã ghi nhận thành tích tăng trưởng bền vững suốt thời kỳ 20 năm qua, thậm chí trở thành câu chuyện thành công bất chấp những thách thức chưa từng có vì sự xuất hiện của Covid-19.

Nhận định này được ông Kyle F. Kelhofer đưa ra trong phát biểu tại hội thảo “Hướng tới tương lai – Vai trò của HĐQT trong ESG và tính bền vững” tổ chức bởi Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD).

Ông nhấn mạnh tăng trưởng của Việt Nam trễ nhịp nhưng sẽ không chệch hướng.

Mặc dù biến chủng Delta vừa qua đã trì hoãn nền kinh tế phục hồi, nhiều tổ chức quốc tế, giới quan sát vẫn đưa ra các dự báo lạc quan về tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam vào năm sau.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo cập nhật cuối tháng 9 nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 sẽ ở mức 6,5%, giảm nhẹ so với ước tính trước đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia của ADB đều đồng ý rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối năm 2021, và tỷ lệ tiêm chủng tăng nhanh vào nửa đầu năm sau.

ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn, được hỗ trợ bởi cầu nội địa phục hồi, giải ngân vốn đầu tư công gia tăng, hoạt động xuất khẩu mở rộng nhờ các hiệp định thương mại, và nền kinh tế toàn cầu phục hồi.

a
Kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022.

Ngân hàng thế giới (World Bank) trong cập nhật gần đây cũng chia sẻ đồng quan điểm, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi về tốc độ trước đại dịch ở mức 6,5 – 7% từ năm 2022 trở đi. 

Sự phục hồi kinh tế toàn cầu được duy trì sẽ đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở những thị trường xuất khẩu chủ lực (Mỹ, EU, Trung Quốc).

Quá trình phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng chiến dịch tiêm chủng diện rộng giúp 70% dân số trưởng thành được tiêm vaccine vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa các đợt dịch nghiêm trọng mới.

Tổng giám đốc HSBC Tim Evans trong đánh giá mới nhất chia sẻ: “Tôi vẫn luôn có một niềm tin tích cực vào cơ hội và triển vọng tăng trưởng. Đó phần nào cũng là lý do thôi thúc tôi chuyển đến đất nước này. Năng lượng nhiệt huyết, tinh thần kiên cường cùng đam mê và khát khao của người Việt Nam để hướng tới một tương lai luôn tốt đẹp hơn ngày hôm qua”.

Theo ông, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022, chủ yếu nhờ FDI mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất, từ đó thúc đẩy xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh các hiệp định thương mại Việt Nam ký trong vòng hai năm qua bắt đầu mang lại trái ngọt.

Tầng lớp trung lưu tiếp tục mở rộng, và cụ thể là tầng lớp giàu ngày một gia tăng sẽ thúc đẩy tiêu dùng của Việt Nam từ đó mang lại thay đổi tích cực trong lĩnh vực tiêu dùng bởi người Việt Nam đã bắt đầu chi tiêu mạnh tay hơn cho giải trí và du lịch.

Cơ sở hạ tầng mới đưa vào sử dụng cũng sẽ “tiếp thêm nhiên liệu” cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tái tạo/năng lượng xanh sau khi chính phủ Việt Nam đã đưa ra những tham vọng lớn tại Hội nghị COP26.

“Đây tất nhiên là một mục tiêu rất tham vọng nhưng nếu theo dõi tình hình ở Việt Nam thường xuyên, chúng ta sẽ hiểu vì sao không nên hoài nghi khả năng của Việt Nam và người dân trong việc đạt những mục tiêu và thử thách họ đặt ra cho bản thân”, ông Tim Evans nhấn mạnh.

Cẩn trọng với những rủi ro

Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức trong thời gian tới, Giám đốc khu vực của IFC cảnh báo, bao gồm sự già hóa về dân số đang diễn ra với tốc độ nhanh, và an sinh xã hội của nhóm lao động dễ bị tổn thương.

Cùng với đó, lực lượng lao động tại Việt Nam cần nhanh chóng được tiếp cận với những kỹ năng phù hợp với xu thế tự động hóa, có kỹ năng tốt hơn, nâng cao năng suất trong mọi ngành nghề.

Theo ông Kyle F. Kelhofer, để có thể thúc đẩy năng suất lao động, Việt Nam cần phải khai thác hết tiềm năng của khu vực tư nhân, thông qua giảm bớt ràng buộc về gia nhập thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần nâng cấp năng lực trong đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa các thị trường và số hóa sâu hơn trong mọi lĩnh vực.

Ông Tim Evans lưu ý Việt Nam cần theo dõi sát sao một số vấn đề nhằm tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra với nền kinh tế trong tương lai. Một trong những chỉ số cần giám sát là giá năng lượng đang tăng lên, với hệ quả là chi phí vận chuyển cao hơn, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây lạm phát.

World Bank trong cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam nhấn mạnh chính sách sống chung với Covid-19 đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải tiếp tục thận trọng và hành động động nhanh chóng, cả về tiêm vaccine, giãn cách xã hội, xét nghiệm và cách ly.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải có các hỗ trợ về chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân và giúp nền kinh tế trong nước phục hồi. Hướng đi cần thiết để thực hiện mục tiêu này là cung cấp hỗ trợ tài chính cho người lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Với dư địa tài khóa hiện có và những khó khăn được ghi nhận trong thực hiện chi ngân sách năm 2021, một phương án chính sách khác có thể cân nhắc là giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 để hỗ trợ tiêu dùng tư nhân. 

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm
World Bank lưu ý chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm
World Bank lưu ý chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  12 phút

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  56 phút

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  1 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  1 giờ

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  1 giờ

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Đọc nhiều