Leader talk

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Trở lại nhịp trước đại dịch

Kiều Mai Thứ hai, 20/12/2021 - 14:09

Đại diện các tổ chức, giới quan sát vẫn cho thấy sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, nhờ yếu tố FDI mạnh mẽ, và "trái ngọt" từ các hiệp định thương mại.

Ông Kyle F. Kelhofer, Giám đốc khu vực của IFC, đánh giá Covid-19 vẫn sẽ tiếp tục là một trong những thách thức chính của năm 2022, khi thế giới ghi nhận biến chủng mới Omicron và các làn sóng dịch bệnh vẫn tiếp diễn.

Việt Nam đã ghi nhận thành tích tăng trưởng bền vững suốt thời kỳ 20 năm qua, thậm chí trở thành câu chuyện thành công bất chấp những thách thức chưa từng có vì sự xuất hiện của Covid-19.

Nhận định này được ông Kyle F. Kelhofer đưa ra trong phát biểu tại hội thảo “Hướng tới tương lai – Vai trò của HĐQT trong ESG và tính bền vững” tổ chức bởi Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD).

Ông nhấn mạnh tăng trưởng của Việt Nam trễ nhịp nhưng sẽ không chệch hướng.

Mặc dù biến chủng Delta vừa qua đã trì hoãn nền kinh tế phục hồi, nhiều tổ chức quốc tế, giới quan sát vẫn đưa ra các dự báo lạc quan về tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam vào năm sau.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo cập nhật cuối tháng 9 nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 sẽ ở mức 6,5%, giảm nhẹ so với ước tính trước đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia của ADB đều đồng ý rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối năm 2021, và tỷ lệ tiêm chủng tăng nhanh vào nửa đầu năm sau.

ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn, được hỗ trợ bởi cầu nội địa phục hồi, giải ngân vốn đầu tư công gia tăng, hoạt động xuất khẩu mở rộng nhờ các hiệp định thương mại, và nền kinh tế toàn cầu phục hồi.

a
Kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022.

Ngân hàng thế giới (World Bank) trong cập nhật gần đây cũng chia sẻ đồng quan điểm, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi về tốc độ trước đại dịch ở mức 6,5 – 7% từ năm 2022 trở đi. 

Sự phục hồi kinh tế toàn cầu được duy trì sẽ đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở những thị trường xuất khẩu chủ lực (Mỹ, EU, Trung Quốc).

Quá trình phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng chiến dịch tiêm chủng diện rộng giúp 70% dân số trưởng thành được tiêm vaccine vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa các đợt dịch nghiêm trọng mới.

Tổng giám đốc HSBC Tim Evans trong đánh giá mới nhất chia sẻ: “Tôi vẫn luôn có một niềm tin tích cực vào cơ hội và triển vọng tăng trưởng. Đó phần nào cũng là lý do thôi thúc tôi chuyển đến đất nước này. Năng lượng nhiệt huyết, tinh thần kiên cường cùng đam mê và khát khao của người Việt Nam để hướng tới một tương lai luôn tốt đẹp hơn ngày hôm qua”.

Theo ông, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022, chủ yếu nhờ FDI mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất, từ đó thúc đẩy xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh các hiệp định thương mại Việt Nam ký trong vòng hai năm qua bắt đầu mang lại trái ngọt.

Tầng lớp trung lưu tiếp tục mở rộng, và cụ thể là tầng lớp giàu ngày một gia tăng sẽ thúc đẩy tiêu dùng của Việt Nam từ đó mang lại thay đổi tích cực trong lĩnh vực tiêu dùng bởi người Việt Nam đã bắt đầu chi tiêu mạnh tay hơn cho giải trí và du lịch.

Cơ sở hạ tầng mới đưa vào sử dụng cũng sẽ “tiếp thêm nhiên liệu” cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tái tạo/năng lượng xanh sau khi chính phủ Việt Nam đã đưa ra những tham vọng lớn tại Hội nghị COP26.

“Đây tất nhiên là một mục tiêu rất tham vọng nhưng nếu theo dõi tình hình ở Việt Nam thường xuyên, chúng ta sẽ hiểu vì sao không nên hoài nghi khả năng của Việt Nam và người dân trong việc đạt những mục tiêu và thử thách họ đặt ra cho bản thân”, ông Tim Evans nhấn mạnh.

Cẩn trọng với những rủi ro

Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức trong thời gian tới, Giám đốc khu vực của IFC cảnh báo, bao gồm sự già hóa về dân số đang diễn ra với tốc độ nhanh, và an sinh xã hội của nhóm lao động dễ bị tổn thương.

Cùng với đó, lực lượng lao động tại Việt Nam cần nhanh chóng được tiếp cận với những kỹ năng phù hợp với xu thế tự động hóa, có kỹ năng tốt hơn, nâng cao năng suất trong mọi ngành nghề.

Theo ông Kyle F. Kelhofer, để có thể thúc đẩy năng suất lao động, Việt Nam cần phải khai thác hết tiềm năng của khu vực tư nhân, thông qua giảm bớt ràng buộc về gia nhập thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần nâng cấp năng lực trong đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa các thị trường và số hóa sâu hơn trong mọi lĩnh vực.

Ông Tim Evans lưu ý Việt Nam cần theo dõi sát sao một số vấn đề nhằm tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra với nền kinh tế trong tương lai. Một trong những chỉ số cần giám sát là giá năng lượng đang tăng lên, với hệ quả là chi phí vận chuyển cao hơn, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây lạm phát.

World Bank trong cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam nhấn mạnh chính sách sống chung với Covid-19 đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải tiếp tục thận trọng và hành động động nhanh chóng, cả về tiêm vaccine, giãn cách xã hội, xét nghiệm và cách ly.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải có các hỗ trợ về chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân và giúp nền kinh tế trong nước phục hồi. Hướng đi cần thiết để thực hiện mục tiêu này là cung cấp hỗ trợ tài chính cho người lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Với dư địa tài khóa hiện có và những khó khăn được ghi nhận trong thực hiện chi ngân sách năm 2021, một phương án chính sách khác có thể cân nhắc là giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 để hỗ trợ tiêu dùng tư nhân. 

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm
World Bank lưu ý chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm
World Bank lưu ý chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  3 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  36 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.