Tiêu điểm
Tăng trưởng sản lượng ngành sản xuất chạm đáy 3 tháng vì Covid-19
Đợt bùng phát Covid-19 mới nhất tại Việt Nam đã kìm hãm tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất trong tháng 5 khi tốc độ tăng trưởng sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều chậm lại.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 5 đạt 53,1 điểm, giảm so với mức 54,7 điểm của tháng 4, theo công bố từ IHS Market.
Kết quả chỉ số mới nhất cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện lần thứ sáu liên tiếp, và đây là mức cải thiện tốt mặc dù đã yếu hơn so với tháng trước.
IHS đánh giá dữ liệu mới nhất cho thấy đợt bùng phát trở lại mới đây của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đã kìm hãm tăng trưởng của cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tại thời điểm giữa quý II/2021.
Cụ thể, tốc độ tăng sản lượng chậm lại, ghi nhận mức thấp nhất ba tháng trong khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng.
Tình trạng tương tự diễn ra với số lượng đơn đặt hàng mới khi chỉ số này đã tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 2, nhưng ghi nhận tăng liên tiếp chín tháng vừa qua.
Số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài tăng mạnh khi một số thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi từ đại dịch Covid-19.
Số ca nhiễm tăng đã ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân công trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi việc làm dù tăng tháng thứ tư liên tiếp, tốc độ tăng chỉ ở mức độ nhẹ so với tháng 4/2021.
Tình trạng thiếu hụt nhân công đã khiến lượng công việc tồn đọng tăng gần bằng mức kỷ lục khi các công ty đã phải chật vật đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới. Lượng công việc chưa thực hiện tăng với mức độ cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài ở mức độ cao nhất trong một năm. Một lần nữa, đại dịch là nhân tố đằng sau tình trạng thời gian giao hàng kéo dài, cùng với những nhân tố khác như chậm trễ ở khâu vận chuyển và khan hiếm nguyên vật liệu.
Mặc dù giao hàng chậm, các công ty đã tăng cả số lượng hàng mua và mức tồn kho hàng mua khi cần tích lũy hàng hóa. Tuy nhiên, trong cả hai khía cạnh, tốc độ tăng đã chậm hơn so với tháng 4.
Trong khi đó, tồn kho thành phẩm hầu như không thay đổi khi hàng tồn kho được dùng để đáp ứng các đơn đặt hàng mới trong khi sản lượng lại tăng hạn chế. Tình trạng ổn định đã kết thúc chuỗi tăng tồn kho thành phẩm kéo dài ba tháng.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào trong tháng 5 đã nhanh hơn, thiết lập đỉnh 40 tháng. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiếp tục làm tăng giá nguyên vật liệu như sắt, thép, dầu. Cước phí vận tải cũng được dự báo tăng.
Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng đáng kể giá bán hàng. IHS cho biết tốc độ lạm phát trong tháng 5 là nhanh nhất trong hơn một thập kỷ, và là mức cao thứ ba kể từ khi hoạt động khảo sát bắt đầu.
Tâm lý kinh doanh đã sụt giảm về mức đáy ba tháng vì những lo ngại về sự bùng phát của Covid-19. Dù vậy, các công ty nhìn chung vẫn lạc quan về việc sản lượng sẽ tăng trong năm tới với kỳ vọng vi rút được kiểm soát trở lại.
Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại IHS Markit, nhận định những thách thức liên quan đến đại dịch Covid-19 đã trở lại với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 5 khi một đợt bùng phát mới cản trở hoạt động sản xuất.
Mong muốn thực hiện các đơn đặt hàng đã không được hỗ trợ do chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn, mà tình trạng này cũng kéo theo áp lực tăng giá. Trên thực tế, các công ty đã tăng giá bán hàng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ.
“Các công ty hy vọng đại dịch Covid-19 có thể được kiểm soát nhanh chóng như đã từng được kiểm soát ở Việt Nam. Niềm tin kinh doanh đã giảm trong tháng 5, nhưng các công ty vẫn lạc quan về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới”, ông Andrew Harker cho biết.
Sản xuất công nghiệp vẫn tích cực dù bị Covid-19 tấn công
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.