Tài chính
Tăng trưởng tín dụng năm 2019 sẽ chậm lại?
Công ty chứng khoán Bảo Việt dự báo trong vòng 3 – 5 năm tới, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm xuống mức 14%/năm, thay vì mức 18%/năm như giai đoạn 2015 - 2017
Trong buổi gặp mặt các tổ chức quốc tế mới đây của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Lê Minh Hưng chia sẻ, tăng trưởng tín dụng trong năm nay sẽ được kiểm soát ở mức chặt chẽ dưới 16%, ưu tiên tập trung cho các ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 16% cho thấy bước đi cẩn trọng từ phía cơ quan quản lý. Hồi đầu năm nay, NHNN công bố mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 17%. Tuy nhiên, trước áp lực từ lạm phát, NHNN đã chủ động kiểm soát hạn mức tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng khác nhau, từ 14 – 16% tùy vào chất lượng của từng nhà băng.
Chỉ đến thời điểm cuối năm, khi nhu cầu vay tăng lên và áp lực lạm phát giảm bớt, một số ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh như MB, Techcombank, VPBank được cho là đã được phép “nới” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Cả 3 trường hợp đặc biệt này đều đã tiến hành tăng vốn thành công trong năm nay.
Các tổ chức phân tích dự báo, trong những năm tới, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng nhiều khả năng sẽ chậm lại, thay vì mức tăng trưởng nóng, trung bình trên 18%/năm như giai đoạn 2015 – 2017.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, trong vòng 3 – 5 năm tới, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm xuống mức 14%/năm. Tăng trưởng tín dụng giảm xuất phát từ cả nguyên nhân cung và cầu.
Về phía nguồn cầu tín dụng, nhu cầu vay vốn sẽ giảm xuống theo đà tăng trưởng chậm lại của toàn nền kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng 9 tháng năm 2018 của Việt Nam đạt khoảng 7%, và có thể đạt mức 6,8% hoặc cao hơn cho cả năm nay.
Sau đó, GDP năm 2019 được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 6,4 – 6,5%. Kinh tế phát triển chậm lại sẽ làm nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm tốc. Lãi suất trong năm 2019 cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ.
Về phía các ngân hàng, nơi cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp cũng đang trải qua quá trình tái cơ cấu rốt ráo. Trong đó, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng, đã bắt đầu chậm lại kể từ năm 2017.
Nguyên nhân bởi dòng tiền cho vay kinh doanh bất động sản đang ngày càng bị siết lại khi nâng hệ số rủi ro đối với khoản vay cho kinh doanh bất động sản lên 200% vào đầu 2018 và 250% vào đầu năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn cho vay trung hạn cũng bị giảm xuống 40% vào đầu năm 2019.
Trong bối cảnh Basel II sắp được áp dụng sẽ làm thay đổi tỉ lệ nợ xấu, các ngân hàng đang phải chạy đua từng ngày để tăng vốn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mới. BVSC ước tính, để đáp ứng được mức tăng trưởng tín dụng 14 – 15%/năm, các ngân hàng niêm yết cần phải tăng vốn thêm 237.000 tỷ đồng trong năm 2019.
Không tăng được vốn đồng nghĩa với việc không thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, câu chuyện tăng vốn không phải là vấn đề dễ dàng với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.
Với áp lực lớn từ ngân sách, dòng tiền mới chảy vào ngân hàng hiện nay chỉ có thể đến từ việc phát hành riêng lẻ cho các đối tác ngoại. Song, tình trạng chung hiện nay là ‘room’ giành cho khối ngoại ở các ngân hàng này đều đã kín.
BIDV mới chỉ vừa được NHNN chấp thuận bán cổ phần cho đối tác Hàn Quốc vào cuối năm nay, còn Vietinbank đã nhắc tới việc tăng ròng rã suất 3 năm nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Thậm chí, phương án chia khoản lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng còn dư lại sau khi trích lập các quỹ của Vietinbank năm 2017 cũng chưa được thông qua.
Kể cả trong nhóm ngân hàng tư nhân, cũng có ngân hàng dù lên kế hoạch bán cổ phần cho đối tác nước ngoài từ nhiều năm nay nhưng chưa thể thực hiện như NCB, Eximbank,…
Mặc dù tăng trưởng sẽ chậm lại, nhưng đó cũng không phải là tin quá xấu cho các ngân hàng. Trên thực tế, chất lượng tài sản của toàn hệ thống vẫn đang được cải thiện, kể cả trong nhóm ngân hàng tái cơ cấu như Sacombank hay Eximbank. Như trường hợp Sacombank, tổng nợ xấu của ngân hàng này đến cuối quý 3/2018 ở mức 3,18%, giảm mạnh so với mức 4,67% hồi đầu năm.
Bên cạnh đó, rủi ro các khoản nợ xấu mà ngân hàng đã bán cho VAMC sẽ quay trở lại trong bảng cấn đối kế toán của các ngân hàng là không lớn.
Phần lớn số nợ được bán cho VAMC trong năm 2014 và 2015, số này sẽ đáo hạn vào 2019 và 2020. Tuy nhiên, 5 ngân hàng lớn bao gồm Vietcombank, Vietinbank, ACB, MB, Techcombank đã trích lập hết và tất toán trái phiếu VAMC.
Với những ngân hàng yếu kém, đang trong quá trình tái cơ cấu, những trái phiếu bán cho VAMC có thời gian đáo hạn dài hơn 5 năm. Qua đó, giúp các ngân hàng này tạm gác lại nỗi lo về các khoản nợ xấu.
Mặt khác, với việc đa phần các ngân hàng đều công bố lãi đậm từ đầu năm 2018, nguồn lợi nhuận này sẽ giúp các ngân hàng có thể trích lập dự phòng tiếp số trái phiếu đã bán cho VAMC.
Tăng trưởng tín dụng của Eximbank gặp khó
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.