Đầu tư

Tập đoàn hàng hải Đài Loan muốn trở thành đầu tư chiến lược của Vinalines

Tiêu Phong Chủ nhật, 03/12/2017 - 08:08

Thỏa thuận hợp tác tập trung nghiên cứu tiềm năng hợp tác và đầu tư xây dựng các cảng biển lớn, thảo luận về cơ hội trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vinalines trong quá trình cổ phần hóa.

Vinalines sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh Vinalines

Tin từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, Vinalines vừa ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hàng hải Đài Loan (TIPC). 

Thỏa thuận hợp tác tập trung vào một số nội dung: Nghiên cứu tiềm năng hợp tác và đầu tư xây dựng các cảng biển lớn; Thảo luận về cơ hội TIPC trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vinalines trong quá trình cổ phần hóa; Nghiên cứu tiềm năng hợp tác trong hoạt động logistics trong nước và quốc tế của Vinalines như kho bãi, vận tải hậu cần.

TIPC là tập đoàn hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc) trong các lĩnh vực như dịch vụ tàu biển, logistics, hoạt động thương mại tự do và các dịch vụ liên quan khác. TIPC sở hữu hệ thống cảng biển trải dài khắp Đài Loan trong đó bao gồm các cảng lớn, nằm tại các vị trí quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế như Keelung, Cao Hùng..

Vinalines có tổng trọng tải đội tàu chiếm khoảng 26% tổng trọng tải đội tàu quốc gia (khoảng gần 2 triệu tấn trọng tải). Sản lượng vận tải của đội tàu cũng chiếm gần 20% tổng sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam. Vinalines hiện đang quản lý hơn 13.000m cầu bến chiếm khoảng 20% tổng chiều dài cầu cảng của cả nước. Sản lượng hàng thông qua cảng đạt hơn 70 triệu tấn chiếm gần 20% cả nước. 

Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có yêu cầu Bộ Giao thông vận tải hoàn chỉnh lại phương án cổ phần hóa Vinalines theo hướng: Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty mẹ – Vinalines; Vinalines nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần: cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn và cảng Đà Nẵng.

Tổng công ty tiếp tục duy trì nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic đồng thời thoái vốn tối đa tại các doanh nghiệp vận tải biển.

Đối với các cảng biển còn lại thuộc Vinalines, nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh tỷ lệ Vinalines nắm giữ theo hướng trước mắt duy trì vai trò chi phối của Vinalines, phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của tổng công ty đến năm 2020 và quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2050.

Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 – 2020 của Vinalines, đến năm 2020 Vinalines có dưới 30 doanh nghiệp, đội tàu biển gồm 80 chiếc, 80 cầu bến, sở hữu khoảng 4,5 triệu m2 kho; tổng tài sản đạt 22.005 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 10.024 tỷ đồng.

Vay vốn quốc tế: Nhìn từ những thương vụ thu xếp vốn ‘khủng’ cho Vingroup, Vinashin, Vinalines

Vay vốn quốc tế: Nhìn từ những thương vụ thu xếp vốn ‘khủng’ cho Vingroup, Vinashin, Vinalines

Tài chính -  6 năm
800 triệu USD cho tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST của Vingroup, 1 tỷ USD của Vinalines hay 600 triệu USD của Vinashin là những khoản vay vốn quốc tế lớn của các doanh nghiệp trong nước.
Vay vốn quốc tế: Nhìn từ những thương vụ thu xếp vốn ‘khủng’ cho Vingroup, Vinashin, Vinalines

Vay vốn quốc tế: Nhìn từ những thương vụ thu xếp vốn ‘khủng’ cho Vingroup, Vinashin, Vinalines

Tài chính -  6 năm
800 triệu USD cho tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST của Vingroup, 1 tỷ USD của Vinalines hay 600 triệu USD của Vinashin là những khoản vay vốn quốc tế lớn của các doanh nghiệp trong nước.
Vinalines hợp tác với Rent A Port xây cảng hàng rời chuyên dụng tại Hải Phòng

Vinalines hợp tác với Rent A Port xây cảng hàng rời chuyên dụng tại Hải Phòng

Đầu tư -  6 năm

Theo Vinalines, trong số 5 bến do 2 đơn vị xin đầu tư có 1 bến cảng chuyên dùng xuất nhập ngũ cốc có khả năng đón được tàu 100.000 DWT và 1 trung tâm logistics có quy mô khoảng 250 ha.

Vay vốn quốc tế: Nhìn từ những thương vụ thu xếp vốn ‘khủng’ cho Vingroup, Vinashin, Vinalines

Vay vốn quốc tế: Nhìn từ những thương vụ thu xếp vốn ‘khủng’ cho Vingroup, Vinashin, Vinalines

Tài chính -  6 năm

800 triệu USD cho tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST của Vingroup, 1 tỷ USD của Vinalines hay 600 triệu USD của Vinashin là những khoản vay vốn quốc tế lớn của các doanh nghiệp trong nước.

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) vừa đăng ký ủng hộ số tiền 500 triệu đồng để chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão lũ.

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Tiêu điểm -  3 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ được triển khai nếu đáp ứng các tiêu chí về lợi ích quốc gia.

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

Doanh nghiệp -  4 giờ

Golden Gate nung nấu ý tưởng đưa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tăng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao ở chiều ngược lại.

Tập đoàn Sunwah muốn đầu tư vào Lạng Sơn

Tập đoàn Sunwah muốn đầu tư vào Lạng Sơn

Tiêu điểm -  5 giờ

Sunwah và Hằng Ích, hai tập đoàn của Trung Quốc vừa đề nghị tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ khảo sát một số cửa khẩu để xây dựng dự án trung tâm khai báo hải quan

Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt

Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt

Tiêu điểm -  5 giờ

Mỹ và Việt Nam hướng tới việc mở cửa thị trường hơn nữa cho sản phẩm trái cây, tạo điều kiện cho đầu tư chế biến phụ phẩm nông nghiệp.

Tập đoàn Nhật gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam

Tập đoàn Nhật gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam

Tiêu điểm -  5 giờ

Nisshin Seifun - tập đoàn hàng đầu ngành chế biến thực phẩm Nhật Bản lần đầu bán xốt mì ý, bột trộn sẵn tại Việt Nam sau hơn 10 năm đầu tư.

Vinamilk hỗ trợ vùng lũ nửa triệu sản phẩm dinh dưỡng

Vinamilk hỗ trợ vùng lũ nửa triệu sản phẩm dinh dưỡng

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân đang bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi ở phía Bắc, Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu.