Điểm danh cảng biển, cao tốc tỷ đô trong Hành lang kinh tế Lạch Huyện – Trung Quốc
Hồ Mai
Thứ ba, 12/09/2017 - 09:00
Các dự án cao tốc, cảng biển tỷ đô hội tụ chính là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển hành lang kinh tế đầu tư kết nối Lạch Huyện với Trung Quốc.
Ngày 2/9 vừa qua, cây cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng) với tổng chiều dài 5.443m, vốn đầu tư lên đến gần 12.000 tỷ đồng đã chính thức thông xe kỹ thuật.
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện kết nối các khu vực đang phát triển tại phía đông thành phố Hải Phòng với cảng Lạch Huyện, Khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Điểm đầu cầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tại nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng cảng Lạch Huyện (Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng) thuộc huyện Cát Hải.
Cách Hà Nội 102 km về phía đông, giáp với Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng được xem là thành phố cảng và công nghiệp trọng điểm của miền Bắc Việt Nam. Tính hết quý I/2017, Hải Phòng có 564 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,52 tỷ USD.
Năm 2016, CBRE đã thực hiện nghiên cứu về tiềm năng của miền Bắc Việt Nam và khẳng định rằng khu vực này có đầy đủ nền tảng cần thiết và mở ra nhiều cơ hội đầu tư.
Hải Phòng được đánh giá là "cửa ngõ kết nối Việt Nam với thế giới". Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng mà Hải Phòng là trung tâm chính là một trong những động lực phát triển kinh tế khu vực miền Bắc và là mắt xích quan trọng hành lang kinh tế kết nối với Trung Quốc.
Những dự án hạ tầng giao thông có ý nghĩa kết nối quan trọng này sẽ đưa Hải Phòng thành địa điểm lý tưởng để xây dựng nhà máy, triển khai dự án đầu tư.
Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Cảng biển nước sâu Lạch Huyện)
Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với số vốn đầu tư lên đến gần 25.000 tỷ đồng là cảng biển nước sâu đầu tiên ở miền bắc Việt Nam, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 5/2018. Đây sẽ là 1 trong 2 cảng trung chuyển lớn nhất Việt Nam.
Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng dự kiến có thể đón các tàu trọng tải lớn tới 100.000 tấn vào làm hàng và góp phần đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc có thể đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ (không phải trung chuyển qua các cảng tại khu vực như Singapore, Hồng Kông), giảm chi phí vận tải, tăng năng lực cạnh tranh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam; góp phần thu hút lượng hàng quá cảnh khu vực Đông Bắc Lào qua tuyến hành lang Đông - Tây và khu vực Nam Trung Quốc.
UBND TP. Hải Phòng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Công ty CP Cảng Hải Phòng triển khai thủ tục đầu tư bến cảng số 3 và số 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cho phép Tập đoàn Vingroup và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nghiên cứu đầu tư các bến cảng còn lại (từ bến số 5 đến bến số 32).
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện
Với chiều dài 5,44km, cầu Tân Vũ - Lạch Huyện nối tổ hợp Khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải với Cảng nước sâu Lạch Huyện.
Với dự án này, phà Đình Vũ từ TP. Hải Phòng đi huyện đảo Cát Hải sẽ được thay thế bằng đường ô tô và cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện. Sau khi cầu đi vào hoạt động, việc đi lại bằng ô tô giữa đất liền từ TP. Hải Phòng sang đảo Cát Hải chỉ mất khoảng 5 phút thay vì mất hàng tiếng đồng hồ đi phà.
Đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện được khánh thành ngày 2/9/2017, cũng là ngày khởi công tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST của Tập đoàn Vingroup.
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, với tổng mức đầu tư 45.000 tỷ đồng, hoạt động từ tháng 12/2015, là tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với vận tốc tối đa 120km/h, 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp; rút ngắn thời gian đi lại giữa 2 thành phố Hà Nội - Hải Phòng từ 3 giờ xuống còn gần 1 giờ.
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cùng với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn và sắp tới là tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long tạo thành mạng lưới đường cao tốc của Bắc Bộ, rút ngắn thời gian lưu thông giữa các tỉnh phía bắc Hà Nội đi Hải Phòng (Cảng Đình Vũ).
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ nối dài tuyến cao tốc từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái để trở thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc bằng cửa ngõ quốc tế đường bộ.
Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long
Dự án cao tốc dài hơn 20 km nối Hạ Long với Hải Phòng đang đi vào các giai đoạn thi công cuối cùng để thông toàn tuyến vào trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng gồm 2 dự án: Dự án đường nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng (sử dụng vốn ngân sách tỉnh) và Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT. Tổng mức đầu tư của toàn dự án là trên 13.000 tỷ đồng.
Dự kiến tuyến đường khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ rút ngắn quãng đường Hải Phòng - Quảng Ninh từ hơn 60 km xuống 25 km, tiết kiệm ít nhất gần 1 giờ di chuyển so với hiện tại.
Tuyến cao tốc này là mắt xích quan trọng kết nối 3 cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Quảng Ninh là một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng, kết nối giao thương với ASEAN và Trung Quốc.
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Chính thức tiếp nhận chuyến bay quốc tế từ tháng 5/2016, Cảng hàng không quốc tế Cát Bị vận hành các đường bay tới Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia,...
Cảng Hàng không Cát Bi là sân bay cấp 4E theo ICAO. Năng lực hiện tại 1000 hành khách/giờ cao điểm, 2 - 4 triệu lượt khách/năm, được đánh giá là sân bay dự bị đầy đủ cho Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.
Trong năm 2017, ACV dự kiến sẽ đầu tư kinh phí để sắp xếp lại quy trình khai thác linh hoạt (giữa quốc tế và nội địa) nâng công suất nhà ga đáp ứng 3,5 - 4 triệu khách/năm.
Giai đoạn 2018-2021, dự kiến sẽ xây dựng nhà ga hành khách và sân đỗ máy bay mới với công suất 4 triệu khách/năm, dự kiến khả năng mở rộng lên 6 triệu khách/năm với nguồn kinh phí dự kiến khoảng 2.700 tỷ đồng.
Với danh sách dày đặc các siêu dự án ngàn tỷ đã, đang và sẽ được triển khai, Hải Phòng hứa hẹn trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Điểm cuối của hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hải Phòng là cảng cửa ngõ Lạch Huyện đang nóng lên bởi hạ tầng và giao thông đang được hoàn thiện. Cuộc đua của các dự án FDI triệu, tỷ đô vào khu vực này đã và đang diễn ra.
Đó là nhận định của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng trước những thông tin xung quanh nhiều sai phạm tại dự án cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.