Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
"Tôi mong các bộ, ban ngành sớm có công văn giãn nợ vì hiện tàu của tôi đã nợ hơn 1 tỉ đồng, nợ chồng chất, khiến tôi không còn tư tưởng vươn khơi”, ngư dân Lê Văn Hải than thở.
Sáng 29/8, tại TP Đà Nẵng, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội thảo Sửa đổi nghị định 67 - những vấn đề cần đặt ra.
Sau hơn 3 năm triển khai, Nghị định 67 (NĐ 67) của Chính phủ đã mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã có hàng chục tàu phải nằm bờ.
1.510 con tàu được đóng mới
Ông Lại Xuân Môn (Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam) cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện NĐ 67 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đã có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển đã phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp cho 1.948/2.284 con tàu, trong đó đã đóng mới 1.510 con tàu.
“Tổng số tiền cam kết cho vay đóng mới tàu cá là 9.931 tỉ đồng và đã giải ngân cho vay được 9.012 tỉ đồng, dư nợ đạt 8.838 tỉ đồng”, ông Môn cho hay.
Tuy nhiên, theo ông Lại Xuân Môn, NĐ 67 đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc về chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng cho thủy sản, vốn vay, thiết kế, thi công, công tác giám sát đóng mới tàu cá...
“Những vướng mắc này, cần phải được tháo gỡ kịp thời để xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”, ông Môn nói.
Còn theo ông Nguyễn Đỗ Tám (Phó giám đốc Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng), các tàu cá đóng mới theo NĐ 67 mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hiện tại chất lượng tàu cá tốt, chưa có hiện tượng hư hỏng từ phản ánh của chủ tàu.
Nói về bất cập của NĐ 67, ông Tám cho biết: “Hiện nay Bộ NN&PTNT đã ban hành 21 mẫu thiết kế tàu vỏ thép. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức, cá nhân đóng mới tàu khai thác hải sản phải điều chỉnh thiết kế để phù hợp với kinh nghiệm và ngư trường hoạt động. Vì vậy sẽ mất thời gian điều chỉnh thiết kế, kinh phí điều chỉnh thiết kế cũng khá cao (khoảng 50 triệu đồng). Ngoài ra, thời gian thẩm định tại các ngân hàng kéo dài nên tiến độ thực hiện về xét duyệt tổ chức, cá nhân đóng mới, nâng cấp tàu còn chậm”.
Hơn 20 lần đi họp
Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Đinh Công Khánh (ngư dân Bình Định) bức xúc, ông đã cùng 6 ngư dân lặn lội ra Đà Nẵng dự hội thảo nhưng chẳng giải quyết được vấn đề. Ông Khánh cho hay, tàu ông được đóng mới và chỉ chạy ra được 10 hải lý thì bị hỏng phải chạy vào bờ.
“Đến nay, tàu của tôi vẫn chưa được sửa chữa và đang tiếp tục nằm bờ. Phía nhà máy đóng tàu thì im hơi lặng tiếng khiến ngư dân trở thành con nợ của ngân hàng. Chúng tôi là ngư dân muốn ra khơi chứ nằm bờ như thế này rất xót xa. Tôi cũng mong cơ quan chức năng vào cuộc điều tra xử lý các công ty làm ăn gian dối khiến tàu của chúng tôi phải nằm bờ”, ông Khánh nói.
Cùng quan điểm, ông Lê Văn Hải (ngư dân Bình Định, có tàu hư hỏng nặng) cho biết, ngư dân rất mong muốn có một con tàu hiện đại, đầy đủ tiện nghi để yêu tâm vươn khơi bán biển.
“Trước đây tôi có 1 còn tàu vỏ gỗ và tôi đã thanh lý với giá hơn 1 tỉ đồng để đầu tư vào tàu vỏ thép. Tôi chỉ ước, chúng tôi có thể vươn khơi bám biển, làm giàu trên biển và góp phần bảo về chủ quyền biển đảo của quê hương”, ông Hải nói.
Ông Hải kiến nghị, ngân hàng nhà nước nên có công văn giãn nợ trong thời gian tàu nằm bờ. Như tàu của ông Hải đã quá hạn hơn 1 tỉ đồng, điều đó khiến gia đình ông không còn tư tưởng để vươn khơi bám biển trong khi số nợ cứ ngày chồng lên.
Ngư dân Lê Văn Hải cũng cho rằng, về phần bảo hiểm tàu cá, thân vỏ tàu rất rõ ràng, nhưng bảo hiểm ngư lưới cụ lại yêu cầu chỉ khi mất hết mới mới đền bù. Thực tế việc hư hỏng 1 phần máy móc vẫn khiến ngư dân bị thiệt hại cả tỉ đồng mà đơn vị bảo hiểm không đền bù.
“Tôi tính không nhầm, từ lúc xảy ra sự cố đến bây giờ, tôi đã đi dự trên 20 cuộc họp. Nhưng họ cũng chỉ hứa sẽ trình bày với cấp trên cho đến giờ vẫn bặt vô âm tín. Tôi mong các bộ, ban ngành sớm có công văn giãn nợ vì hiện tàu của tôi đã nợ hơn 1 tỉ đồng, nợ chồng chất, khiến tôi không còn tư tưởng vươn khơi”, ông Hải than thở.
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt giữ hai cán bộ, lãnh đạo thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II tại TP.HCM vì cấp giấy hợp quy khống cho công trình, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình yêu cầu các bộ, ngành , địa phương tiếp tục rà soát lại các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng liên quan đến trình tự về thủ tục xây dựng, cấp phép, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá ưu đãi FIT.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Sau hơn 20 tháng thi công, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.