Quốc tế

“Tê giác xám” và sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc

Minh Quân Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Các cơ quan Chính phủ ở Trung Quốc đang được kêu gọi cảnh giác trước sự kiện “tê giác xám” (gray rhino) - là những mối nguy hiểm khá rõ ràng nhưng lại thường bị ngó lơ.

Nhiều nhà đầu tư mất ngủ vì “thiên nga đen” (black swan) – những sự kiện khó dự báo trước và thường gây ra sự hỗn loạn trên thị trường, như các cuộc tấn công khủng bố hoặc vỡ bong bóng dot-com.

Nhưng hiện các cơ quan Chính phủ ở Trung Quốc đang được kêu gọi cảnh giác trước sự kiện “tê giác xám” (gray rhino) - là những mối nguy hiểm khá rõ ràng nhưng lại thường bị ngó lơ.

Vào ngày thứ Hai, tờ People's Daily đã lên tiếng cảnh báo trên một bài viết ở trang nhất rằng, các nhà điều hành cần phải tăng cường tính khẩn cấp trong việc ngăn ngừa và giải quyết các rủi ro tài chính.

“Để ngăn ngừa ‘thiên nga đen’ lẫn ‘tê giác xám’, tất cả các loại dấu hiệu rủi ro không nên được xem nhẹ”, tờ báo này nhận định.

Không cần phải xấu hổ khi bạn chưa bao giờ nghe tới “tê giác xám”. Thuật ngữ này chưa phổ biến trước khi Michele Wucker phát hành một cuốn sách trong năm 2016 với tựa đề là “Tê giác xám: Làm sao để nhận diện và hành động về những mối nguy hiểm rõ ràng mà chúng ta đã bỏ qua” ("The Gray Rhino: How to Recognize and Act on the Obvious Dangers We Ignore”). 

Cuốn sách đưa ra các ví dụ về các mối nguy hiểm có khả năng xảy ra khá cao nhưng lại bị bỏ qua như Cơn bão Katrina và sự sụp đổ của Liên minh Soviet.

Tại Trung Quốc, tâm điểm dường như đang hướng về các vụ bong bóng thị trường. Tờ People's Daily cho biết, các cơ quan cính phủ cần siết chặt sự kiểm soát để ngăn chặn các rủi ro từ việc bùng nổ quá mức của thị trường như thị trường tín dụng, bất động sản và thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư sợ rằng, cảnh báo của tờ People's Daily cùng với các bài phát biểu gần đây từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc báo hiệu sẽ có một cuộc kiểm tra chặt chẽ về các tài sản rủi ro như các cổ phiếu giá thấp – nhiều trong số này thường được mua bằng cách vay nợ.

Chỉ số vốn hóa nhỏ Shenzhen index sụt 4,3% vào ngày thứ Hai. Chỉ số ChiNext – vốn tập trung vào các công ty công nghệ cao – lao dốc 5,1% và khép phiên tại mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015.

Michael Block, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Rhino Trading Partners, cho biết mối lo ngại ở đây là các nhà lãnh đạo sẽ kiểm soát quá mức việc sử dụng nợ và đòn bẩy trong giao dịch.

“Đây là thông tin tiêu cực cho các công ty vốn hóa nhỏ”, Block cho biết.

Phố Wall dường như không lo ngại về đà sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm thứ Hai. Cụ thể, Dow Jones và S&P 500 đều dao động gần mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số "Tham lam và Sợ hãi" của CNNMoney (CNNMoney's Fear & Greed index) cũng đang trong phạm vi “tham lam”.

Dẫu vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn nhớ lại đà tụt dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm 2015 - vốn đã lan ra toàn thế giới, bao gồm cả Phố Wall. Nỗi lo về Trung Quốc chính là yếu tố dẫn tới đà bán tháo vào ngày 24/08/2015 – qua đó khiến Dow Jones tích tắc mất 1.000 điểm.

Ông Block cho biết: “Khi một cơn chấn động đang xảy ra ở một thị trường nào đó trên thế giới, các thị trường khác thường có xu hướng làm theo”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra một lập trường cứng rắn hơn về vấn đề bong bóng thị trường trong những bài phát biểu kín tại Hội nghị Công tác tài chính toàn quốc (NFWC) hồi tuần trước.

Dĩ nhiên, việc để tâm tới các hiện tượng bong bóng là một điều tích cực trong dài hạn vì bong bóng có thể trở thành một thảm họa tài chính khi chúng ta cho phép chúng tăng trưởng quá lớn. Bằng chứng là bong bóng nhà ở vào giữa những năm 2000. Hiện tượng này đã trở thành cuộc khủng hoảng năm 2008.

Dẫu vậy, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng ổn định trong những quý gần đây, nhờ các chương trình kích thích từ Chính phủ. Trong quý II/2017, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức 6,9% so với cùng kỳ năm trước.

Các dấu hiệu từ các thông điệp của lãnh đạo Bắc Kinh cho thấy nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai có thể sẽ không còn nhậnđược sự trợ giúp của chính phủ.
ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  59 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.