Tham nhũng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế rất nguy cấp

An Nhiên Thứ ba, 07/11/2017 - 16:50

Từ vụ Công ty VN Pharma buôn bán hàng giả là thuốc ung thư mới lộ ra câu chuyện đấu thầu thuốc chữa bệnh. Chi phí cho thuốc chui được vào đến các cơ sở khám, chữa bệnh đã khiến giá thuốc bị đội lên gấp 3 lần.

Hiện nay các doanh nghiệp trốn đóng nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ước khoảng gần 12.000 tỷ đồng.

Tại phiên họp Quốc hội, sáng ngày 7/11, đại biểu Bùi Văn Cường - Gia Lai cho rằng, việc còn vướng mắc trong các quy định của pháp luật dẫn đến Tòa án không thụ lý giải quyết các vụ khởi kiện nợ bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, làm cho số nợ bảo hiểm xã hội tiếp tục gia tăng.

Theo số liệu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp trốn đóng nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ước khoảng gần 12.000 tỷ đồng. Đặc biệt, hiện nay có khoảng hơn 2.000 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, tồn tại cầm chừng hoặc doanh nghiệp bỏ trốn, không thể thu hồi, nghĩa là quyền lợi của 193 nghìn người lao động ở các doanh nghiệp này cũng bị treo chưa có hướng giải quyết.

Việc doanh nghiệp trốn đóng, nợ bảo hiểm xã hội, trong đó không ít doanh nghiệp hàng tháng vẫn trừ một phần tiền lương đều đặn của người lao động với lý do để đóng bảo hiểm xã hội không chỉ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động mà còn tác động xấu đến an toàn, cân đối nguồn quỹ, đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới phát triển bền vững đất nước. Trong khi đó, khung pháp luật của chúng ta còn nhiều bất cập, việc thực thi pháp luật trên thực tế chưa nghiêm.

Thêm vào đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân - Đắc Lắc đề nghị bổ sung thêm phần phải thanh, kiểm tra tính minh bạch, ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm y tế. Dư luận gần đây cho thấy, Quỹ bảo hiểm y tế đang bị trục lợi một cách nghiêm trọng, các chuyên gia ví bảo hiểm y tế như chùm khế ngọt đang được đua nhau hái.

'Tham nhũng lĩnh vực bảo hiểm y tế rất nguy cấp'

Từ vụ Công ty VN Pharma buôn bán hàng giả là thuốc ung thư mới lộ ra câu chuyện đấu thầu thuốc chữa bệnh. Chi phí cho thuốc chui được vào đến các cơ sở khám, chữa bệnh đã khiến giá thuốc bị đội lên gấp 3 lần. Tham nhũng chính là ở đây, chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2017, bảo hiểm xã hội đã từ chối thanh toán tới 3 nghìn tỷ đồng.

Đại biểu Xuân nhấn mạnh, đây là con số 3 nghìn tỷ đồng, do việc đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ các cơ sở khám, chữa bệnh không hợp lệ. Câu hỏi đặt ra là trong số hàng nghìn tỷ đồng này có bao nhiêu trăm tỷ bị vẽ ra để thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ Quỹ bảo hiểm y tế.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì giá thuốc và vật tư thiết bị y tế chiếm tỷ lệ 65% chi phí khám, chữa bệnh, do đó thất thoát do tham nhũng, trục lợi trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế chỉ cần lợi dụng một ít thôi thì thiệt hại đã vô cùng nghiêm trọng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin thì khả năng năm 2017 sẽ bội chi Quỹ bảo hiểm y tế khoảng 10 nghìn tỷ đồng, chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân sẽ bị kém đi, nguyên nhân một phần cũng từ thất thoát, trục lợi từ Quỹ bảo hiểm y tế. 

Siết chi phí mua bảo hiểm

Siết chi phí mua bảo hiểm

Tài chính -  7 năm

Bộ Tài chính đang đề xuất phương án khống chế hàng tháng ở mức 3 triệu đồng/người đối với mức trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ trong các doanh nghiệp.

Vì sao người lao động ngại tham gia bảo hiểm xã hội?

Vì sao người lao động ngại tham gia bảo hiểm xã hội?

Tài chính -  7 năm

Một số cơ quan bảo hiểm xã hội gây phiền hà hoặc có thái độ không nhiệt tình làm nản lòng người tham gia bảo hiểm xã hội.

Vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm ngày càng gia tăng và phức tạp

Vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm ngày càng gia tăng và phức tạp

Tài chính -  7 năm

Đó là khẳng định của Trung tướng Trần Văn Vệ - Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) khi đánh giá về việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong toàn dân, giai đoạn 2012-2017.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  24 phút

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  34 phút

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  11 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  15 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  4 phút

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  23 phút

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  24 phút

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  34 phút

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tủ sách quản trị -  11 giờ

Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  11 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Đọc nhiều