Vì sao người lao động ngại tham gia bảo hiểm xã hội?
Một số cơ quan bảo hiểm xã hội gây phiền hà hoặc có thái độ không nhiệt tình làm nản lòng người tham gia bảo hiểm xã hội.
Bộ Tài chính đang đề xuất phương án khống chế hàng tháng ở mức 3 triệu đồng/người đối với mức trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ trong các doanh nghiệp.
Không nên áp chi phí cứng
Theo quy định hiện hành, đối với khoản chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, được tính toàn bộ vào chi phí trước khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc này đảm bảo an sinh cho người lao động, qua đó thu hút, khuyến khích tạo động lực để người lao động yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo tờ trình dự thảo sửa đổi, Bộ Tài chính cho rằng, trong quá trình thực hiện, một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước đã chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động giá trị cao so với mức lương, thu nhập của công nhân viên. Nếu không khống chế mức mua bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ hạch toán vào chi phí được trừ, ảnh hưởng đến việc nộp ngân sách, phần vốn nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
Không chỉ bảo hiểm nhân thọ, mức khống chế 3 triệu đồng/người/tháng là bao gồm cả mức trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Như vậy, số tiền mà doanh nghiệp được phép mua dành cho phần bảo hiểm nhân thọ còn thấp hơn mức 3 triệu đồng/người/tháng.
Dự thảo nếu được thông qua, nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải tính lại, loại trừ nếu các chi phí này vượt mức quy định. Đặc biệt, Bộ Tài chính còn đề xuất áp dụng hồi tố quy định này từ ngày 1/7/2016. Theo các doanh nghiệp, thông thường, những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời gian kéo dài 5 - 10 năm và đã được khấu trừ vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu hồi tố thì mức chi phí đó ai sẽ gánh chịu? Hay quy định này bắt buộc doanh nghiệp phải dừng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đối với người lao động?
Ngoài ra, quy định bỏ khống chế mức trần (1 triệu đồng/người/tháng) đối với khoản chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động cũng chỉ mới được Bộ Tài chính áp dụng từ tháng 8/2015 đến nay. Nghĩa là sau 2 năm bộ này lại thay đổi là quá nhanh, khiến cho các doanh nghiệp trở tay không kịp.
Trên thực tế, việc mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động chủ yếu được các doanh nghiệp áp dụng cho các nhân sự quản lý từ cấp trung trở lên, là một chính sách thu nhập tăng thêm để khuyến khích và thu hút lao động giỏi gắn bó lâu dài với công ty.
TS. Nguyễn Văn Thuận, Trường đại học Tài chính - Marketing TP.HCM, cho rằng, nếu Bộ Tài chính muốn siết mức trần số tiền mua bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp để kiểm soát chi phí thì phải công bố về cơ sở xác định số tiền này đã hợp lý chưa. Nên quy định tỷ lệ phần trăm dựa trên mức thu nhập của người lao động hoặc theo hướng khống chế số tiền đó được gấp bao nhiêu lần so với mức đóng bảo hiểm xã hội thì hợp lý hơn. Ngoài ra nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dài hạn cho người lao động hơn là hợp đồng thời hạn ngắn. Vì với các hợp đồng ngắn hạn thì doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng "lách" để khấu trừ chi phí hơn hợp đồng có kỳ hạn từ 10 năm trở lên.
Tận thu
Trong lúc dự kiến siết theo hướng khống chế mức chi cho bảo hiểm nhân thọ thì luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định từ đầu năm 2018 sẽ mở rộng đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đó là chưa kể hiện nay, người lao động nước ngoài đã phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Nhiều doanh nghiệp đang lo lắng điều này sẽ khiến cho chi phí gia tăng rất lớn.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, người lao động nước ngoài khi vào Việt Nam làm việc luôn yêu cầu người sử dụng lao động ở Việt Nam phải mua gói bảo hiểm y tế cao cấp của các công ty bảo hiểm như một điều kiện của hợp đồng. Phi lý dễ thấy nhất là lao động nước ngoài hầu như không sử dụng đến bảo hiểm y tế bắt buộc trong khi doanh nghiệp sử dụng lao động vẫn phải đóng.
Theo số liệu thống kê của Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại VN tăng nhanh trong những năm qua. Từ năm 2011 - 2016, người nước ngoài từ 63.557 người lên 83.046 người.
Luật sư Trần Xoa - Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, nhận định: Việc thu bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài lâu nay ít ai để ý vì người Việt không phải đối tượng trong dự thảo, còn người nước ngoài thì không rành tiếng Việt để có thể đọc và góp ý.
Theo ông Xoa, không nên thu bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài vì đa phần họ chỉ ở Việt Nam thời gian ngắn, nhiều nhất là vài năm trong khi bảo hiểm xã hội có ý nghĩa nhất đó là lương hưu trí. Bên cạnh đó, dù lương của người nước ngoài cao, có thể lên đến 100 triệu đồng/tháng nhưng quy định mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở, nên phần đóng bảo hiểm lại không nhiều. Các doanh nghiệp lại thường thỏa thuận với người nước ngoài trả lương sau khi đã trừ thuế nên quy định này sẽ là gánh nặng đối với doanh nghiệp. Vì vậy khi quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài thì khả năng doanh nghiệp sẽ phải đóng toàn bộ thay vì có mức đóng góp của người lao động. Điều này càng gây áp lực về chi phí lên doanh nghiệp.
Một số cơ quan bảo hiểm xã hội gây phiền hà hoặc có thái độ không nhiệt tình làm nản lòng người tham gia bảo hiểm xã hội.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.